Từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch hằng năm, ở những cánh rừng già trên dải đất miền Trung với thiên nhiên trù phú, nhiều loại cây rừng, hoa dại bắt đầu đơm hoa, kết trái, tỏa ngát hương thơm... Đây cũng là dịp đồng bào dân tộc thiểu số vào rừng săn mật ong. Những chuyến đi săn mật ong mang lại nguồn thu nhập đáng kể song cũng tiềm ẩn nhiều hiểm nguy.
Niềm vui đến với những hộ đồng bào dân tộc thiểu số khi những ngôi nhà Đại đoàn kết (ĐĐK) được dựng lên, để giúp họ an cư, lạc nghiệp. Những ngôi nhà kiên cố được xây dựng là hoạt động thiết thực trong các cuộc vận động từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Chiều 28/9uế tổ chức chương trình 'Ánh trăng vùng cao năm 2023' tại Trường Tiểu học Hồng Kim.
Dự báo, từ nay đến vài ngày đến, trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa vừa, mưa to. Các địa phương, ban ngành đang triển khai ứng phó khẩn cấp, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản Nhân dân tại các điểm có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét.
Những mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) đã giúp hàng ngàn phụ nữ người Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu ở vùng đại ngàn Trường Sơn thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định và giữ được văn hóa truyền thống.
Việc nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở 2 huyện miền núi A Lưới và Nam Đông (Thừa Thiên Huế) tự nguyện hiến đất để xây trường, xây đường giao thông và các công trình công cộng đã và đang lan tỏa tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.
Mùa này là thời điểm thuận lợi cho dược liệu sinh sôi, ong theo hoa làm mật. Những chuyến đi tìm kiếm rau, nấm, mật ong, cá suối… của người dân vùng cao A Lưới lại bắt đầu với bao gian nan, nguy hiểm...
Nhờ việc truyền thông rộng rãi, vận động tốt, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) một số dự án (DA) xây dựng trọng điểm trên địa bàn xã Hồng Kim (A Lưới) hoàn thiện sớm, góp phần quan trọng trong việc tăng tiến độ các công trình…
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Phòng NN&PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện A Lưới tiến hành kiểm tra cây sâm bị chết tại xã Quảng Nhâm như thông tin Báo CAND phản ánh. Qua kiểm tra cho thấy, một số vườn trồng sâm có cây chết với tỷ lệ 30-45%, cục bộ có vườn tỷ lệ cây chết 60-80%.
Người dân A Lưới đang đa dạng hóa những sản phẩm từ cây sâm Bố Chính được trồng tại địa phương, nhằm phục vụ khách hàng và chủ động hơn trong đầu ra cho loại dược liệu này.
Với những thế mạnh và nét đặc trưng riêng, Thừa Thiên Huế xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tại các điểm suối, thác sẽ tạo bước đột phá trong du lịch sinh thái.
Những năm gần đây, du lịch sinh thái đang được quan tâm và phát triển nhanh chóng. Du lịch sinh thái gắn với cộng đồng ở miền núi Thừa Thiên Huế không chỉ làm đa dạng các sản phẩm du lịch, giúp cho du khách có thêm trải nghiệm mà còn hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội bền vững, bảo tồn nét văn hóa bản địa đặc sắc.
Nhiều diện tích sâm Bố Chính được trồng ở A Lưới hiện bị 'chết non' khi chưa đến kỳ thu hoạch khiến người dân gặp khó khăn. Ngành nông nghiệp đang triển khai các giải pháp khắc phục.
Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2023), chiều 24/7, ông Huỳnh Công Quảng - TUV, Bí thư Huyện ủy A Lưới làm trưởng đoàn, cùng lãnh đạo các phòng ban, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện đã đến thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình chính sách tại xã Hồng Kim, Hồng Bắc (A Lưới).
Ngày 9/7, Hội Đông y Tp. Huế có chuyến thăm, khảo sát vùng nguyên liệu sâm bố chính tại A Lưới. Bên cạnh đó, đầu bếp Jane Nguyễn cũng sáng tạo và chuyển giao công thức một số món ăn từ dược liệu này cho người làm du lịch trên địa bàn.
Thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, thác A Nôr là một trong những điểm check-in thú vị, thu hút du khách ghé thăm trong thời gian gần đây.
Thác A Nôr thuộc địa phận làng Việt Tiến, xã Hồng Kim cách trung tâm huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) khoảng 4,9km là điểm đến được nhiều du khách yêu thích bởi vẻ đẹp thơ mộng và hùng vĩ.
Với người nghèo, việc mơ ước đủ ăn đã khó chưa nói đến việc sẽ có một mái nhà; tuy nhiên, chương trình cho vay chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước đã một lần nữa biến những ước mơ của họ thành hiện thực…
Sáng 22/3, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã có buổi làm việc với huyện A Lưới để kiểm tra, khảo sát tình hình triển khai, thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy (khóa XVI) và trao mô hình sản xuất nông nghiệp cho người dân Hồng Bắc (huyện A Lưới).
TTH - Qua một thời gian trồng thử nghiệm, đến nay, cây ổi mang lại hiệu quả kinh tế ở A Lưới. Nhiều gia đình đang áp dụng trồng ổi theo mô hình hữu cơ trên vùng cao này.
Chiều 24-2, tại chùa Sơn Nguyên (H.A Lưới, Thừa Thiên Huế), Ban Hoằng pháp T.Ư đã thăm và tặng 200 suất quà đến bà con nghèo, hoàn cảnh khó khăn và bà con dân tộc thiểu số H.A Lưới.
Công trình đường liên thôn A Rom - Pa Ring - Cân Sâm (xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế) được đầu tư xây dựng từ lâu, dự án đã kết thúc vào cuối 2020, nhưng hiện nay đường vẫn… chưa thể thông tuyến.
Mùa này lên A Lưới, bạn vẫn có thể ngắm hoa và hái quả từ những cây mận ở nhà người dân A Lưới. Bên cạnh hoa đào, hiện, địa phương đang khuyến khích, vận động người dân trồng thêm cây mận ở một số khu vực phục vụ du lịch.
TTH - Đường sản xuất A Rom - Pa Ring - Cân Sâm (xã Hồng Hạ, huyện A Lưới) được đầu tư xây dựng từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa thông tuyến được. Trong khi đó, việc đi lại, vào rừng sản xuất của người dân gặp khó khăn do công trình thi công dang dở.
Thiếu kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo bền vững (GNBV). Người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Đó là những tồn tại, hạn chế được Ban Chỉ đạo GNBV tỉnh chỉ ra tại hội nghị đánh giá công tác GNBV năm 2022 được tổ chức chiều 10/2.
Chương trình 135 (CT 135) và Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã tạo ra những con đường bê tông phẳng lỳ trên đại ngàn Trường Sơn. Đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ở 12 xã vùng biên giới huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có thể thong dong trên xe từ nhà ra đến trung tâm huyện, điều này trước đây, đồng bào có nằm mơ cũng không thể thấy được.
Trang trại nuôi cá tầm Siberi của anh Hồ Thanh Phương nằm cạnh thác A Nor xã Hồng Kim, A Lưới. Đây là hộ nuôi tiên phong cá tầm đầu tiên của A Lưới và cả tỉnh. Hiện, anh Phương đang nuôi cá tầm kết hợp làm du lịch cộng đồng.
TTH - Chương trình đặc biệt mang tên 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' Tết Nguyên đán 2023 cùng với những hoạt động tri ân, thăm tặng quà Tết của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng trong ngày 8/1 đã mang đến không khí yên lành, hữu nghị, hợp tác và phát triển nơi vùng cao biên giới A Lưới.
Chiều 8/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo trung ương và lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo các xã biên giới và Đồn Biên phòng Cửa khẩu Hồng Vân, xã Hồng Vân (A Lưới).
TTH - Học sinh dân tộc nói tiếng Việt khá sành sỏi, nhưng lại ngập ngừng khi sử dụng tiếng mẹ đẻ. Thế nên, trong vòng 5 năm, có gần 200 học sinh học tiếng Tà Ôi, Cơ Tu và Pa Cô ở hai huyện A Lưới, Nam Đông đã đọc thông, viết thạo chữ viết dân tộc mình, khiến mọi người phấn chấn.
Chiều 16/12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết, đã bắt quả tang Phạm Hồng H (51 tuổi), trú tại Hồ Đắc Di, phường An Cựu (TP. Huế) đang đánh bạc và tổ chức đánh bạc cho các đối tượng dưới hình thức cá độ bóng đá.
TTH - Diện tích rừng quá lớn, địa hình đồi núi phức tạp, trong khi lực lượng kiểm lâm lại mỏng thì việc dựa vào Nhân dân để quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) là điều cần thiết.
TTH - Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh triển khai thành công mô hình phát triển nuôi thủy sản ở miền núi A Lưới gắn với du lịch sinh thái, với các loại cá rô đầu vuông, cá koi và ếch.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định và kỳ vọng như vậy khi trao trọn niềm tin tại lễ phát động phong trào 'Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo' trong toàn tỉnh vào sáng 25/10 tại huyện A Lưới.
TTH - Tính riêng từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện A Lưới xảy ra 21 vụ phá rừng với diện tích hơn 2ha, tăng 15 vụ so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 6 vụ đã xác định được đối tượng vi phạm, xử phạt hành chính 54 triệu đồng.
TTH - Sau một thời gian phá bỏ hàng loạt vì chất lượng kém thì nay, những vườn hồng đang được phục hồi trở lại ở A Lưới theo hướng lai tạo giống giá trị. Địa phương đang triển khai ghép cải tạo các cây hồng chát sang các loại hồng được ưa chuộng nhằm phát triển loại cây có triển vọng đem lại hiệu quả kinh tế cao.