Hình ảnh 'Tướng bà' tại hội đền Sóc - Hà Nội năm nay đang thu hút được nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. Khi kiệu dừng chân dưới chân đền Thượng, nhiều người dân chen nhau livestream và mừng tuổi 'tướng' cầu may mắn, tài lộc.
Sáng 15/2, hàng chục nghìn người đã dự khai hội đền Sóc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Tình hình an ninh trật tự được giữ vững, không xảy ra những lộn xộn trên đường rước các lễ vật.
Với việc mở rộng địa chính Thủ đô, Hà Nội ôm trọn hai vùng văn hóa lớn: văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài. Ngoài hai dòng chủ lưu ấy, còn có một phần văn hóa Kinh Bắc, văn hóa Sơn Nam Thượng. Đó là một kho tàng văn hóa khổng lồ, từ hệ thống di tích cho tới các loại hình diễn xướng dân gian, lễ hội, phong tục tập quán...
Xuân Quý Mão 2023, cả nước đang bước vào mùa lễ hội lớn nhất trong năm. Tính đến thời điểm này, hầu hết các lễ hội diễn ra an vui, chưa nơi nào trở thành điểm nóng.
Thường niên, cứ vào ngày 6 tháng Giêng (âm lịch), tại Khu di tích lịch sử đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) hàng ngàn người dân, du khách thập phương khắp nơi về dự lễ khai hội. Đây là một trong những lễ hội lớn của thành phố Hà Nội dịp đầu Xuân năm mới.
Sáng 27/1, hàng chục nghìn người đã đến Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Sóc để tham gia Lễ hội đền Sóc xuân Quý Mão. Năm nay, UBND huyện Sóc Sơn tiếp tục tổ chức phát lộc (giò hoa tre, trầu cau) nên người dự hội rất phấn khởi.
Đã nhiều năm nay, mỗi mùa lễ hội luôn bắt đầu với đan xen niềm vui lẫn băn khoăn. Lễ hội là thời điểm những giá trị văn hóa dân tộc được sống dậy mạnh mẽ. Nhưng đi kèm với đó, là tình trạng biến tướng, thương mại hóa, lạm dụng lễ hội để trục lợi; vấn nạn 'buôn thần, bán thánh', mê tín, dị đoan… làm mai một giá trị truyền thống, mất đi vẻ đẹp lễ hội. Để lễ hội thích ứng với cuộc sống hôm nay, cần một quá trình 'gạn đục, khơi trong'.
Một loạt di tích trên địa bàn Hà Nội bước vào mùa lễ hội 2022 hôm 6/2/2022 với tâm thế đặc biệt. Các nghi thức dâng hương… tri ân các bậc tiền nhân có công với nước được thực hiện theo quy mô nhỏ, bảo đảm thành kính, trang nghiêm.
Hôm qua, 6-2 (tức ngày 6 tháng Giêng âm lịch), một loạt di tích trên địa bàn Hà Nội bước vào mùa lễ hội 2022 với tâm thế đặc biệt. Các nghi thức dâng hương, tế lễ, tri ân các bậc tiền nhân có công với nước được thực hiện theo quy mô nhỏ, bảo đảm thành kính, trang nghiêm. Trong khi đó, các hoạt động phần hội được tạm dừng, hạn chế tối đa tập trung đông người, nhằm thích ứng để an toàn trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Là nơi thờ đức Thánh Gióng, một trong 'Tứ bất tử' của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Khu di tích lịch sử Đền Sóc nằm trên núi Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội có lịch sử hình thành và phát triển trải qua hàng trăm năm với kiến trúc và cảnh quan đặc sắc. Nơi đây đã được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2015.
Ông Nguyễn Bá Hiển, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Lễ hội, Trưởng ban Quản lý Khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn, trong ngày khai hội, có gần 40.000 người trẩy hội chùa Hương.
Ngày 30-1 (tức ngày 6 Tết nguyên đán), nhiều lễ hội quan trọng của miền Bắc như Lễ hội chùa Hương, Hội Gióng, Hội Cổ Loa... đã chính thức khai hội. Do công tác chuẩn bị chu đáo và đảm bảo an ninh trật tự nên các lễ hội đã diễn ra trong bình yên, không chen lấn, xô đẩy.
Ngày 30/1 (tức mồng 6 Tết Canh Tý), tại Khu di tích lịch sử đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã diễn ra lễ khai hội đền Sóc.