Bản tin Năng lượng xanh: Tăng trưởng năng lượng tái tạo phải tăng tốc để đạt mục tiêu 2030-IEA

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết công suất năng lượng tái tạo toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp 2,5 lần vào năm 2030 nhưng các Chính phủ cần phải tiến xa hơn nữa để đạt được mục tiêu tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo, một mục tiêu đã được thống nhất tại các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc cuối năm 2023.

Thế giới triển khai năng lượng tái tạo với tốc độ kỷ lục

Công suất năng lượng tái tạo của thế giới tăng trưởng với tốc độ kỷ lục, mức tăng 50% trong năm 2023, chủ yếu nhờ Trung Quốc triển khai hàng loạt dự án lớn, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).

Công suất năng lượng tái tạo của thế giới tăng trưởng kỷ lục trong năm 2023

Guardian ngày 11-1 dẫn báo cáo từ Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, công suất năng lượng tái tạo toàn cầu tăng với tốc độ nhanh nhất được ghi nhận trong 20 năm qua vào năm 2023, điều này có thể thúc đẩy thế giới đạt được mục tiêu khí hậu quan trọng vào cuối thập kỷ này.

Vì sao phát minh năng lượng xanh nhận giải thưởng 3 triệu USD?

Những công trình mở ra cơ hội mới để tiếp cận năng lượng tái tạo và giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng, tác động tích cực đến hàng tỷ người trên trái đất được vinh danh tại Giải thưởng chính của VinFuture 2023.

Nhà khoa học Việt Nam được xướng tên trong Giải thưởng VinFuture 2023

Giải thưởng đặc biệt dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển được trao cho GS Gurdev Singh Khush (người Mỹ gốc Ấn Độ) và GS Võ Tòng Xuân (Việt Nam).

Doanh nghiệp cần chính sách rõ ràng để chuyển đổi xanh

Gần đây, chuyển đổi xanh là cụm từ được các phương tiện truyền thông thường xuyên nhắc đến. Các bộ, ngành, địa phương cũng liên tục tổ chức các hội thảo về chuyển đổi xanh, nhằm hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp (DN) các thông tin và lộ trình bắt buộc phải chuyển đổi sang sản xuất xanh để giảm thiểu phát thải, bảo vệ môi trường. Đồng thời, qua đó kết nối các DN, nhà khoa học, quỹ đầu tư, ngân hàng để triển khai những dự án xanh.

Một liên minh hạt nhân được mong đợi

Mỹ và hơn 20 quốc gia khác đã có kế hoạch tăng gấp 3 lần năng lượng hạt nhân vào năm 2050 để đạt được mục tiêu lượng khí thải carbon bằng 0 và hạn chế biến đổi khí hậu.