Vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024 nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho bà con nông dân trong phát triển sản xuất nông nghiệp.
Đẩy mạnh đào tạo, giới thiệu việc làm, thành lập các mô hình liên kết sản xuất là hướng đi được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) lựa chọn thực hiện nhằm hỗ trợ hội viên giảm nghèo bền vững.
Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một trong những nhiệm vụ đột phá trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI. Việc ứng dụng công nghệ cao vào tất cả các lĩnh vực nông nghiệp góp phần tiết kiệm chi phí trong sản xuất, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.
Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được triển khai tại Việt Nam vào năm 2018. Sau hơn 6 năm triển khai, hiện cả nước đã có 14.085 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.(KTSG Online) - Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được triển khai tại Việt Nam vào năm 2018. Sau hơn 6 năm triển khai, hiện cả nước đã có 14.085 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Hợp tác xã nông nghiệp Tây Ninh ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động, đóng góp tích cực phát triển nông thôn.
Ngày càng có nhiều nông dân không mặn mà với ruộng đồng bởi sản xuất quy mô nhỏ cho hiệu quả kinh tế thấp, đầu ra nông sản bấp bênh, thiếu lao động và nhiều nguyên nhân khác. Theo đó, tình trạng bỏ ruộng hoang, bỏ vụ đã diễn ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Một số địa phương đã giải quyết được tình trạng này nhờ khuyến khích tích tụ, tạo cơ chế cho người dân, HTX, doanh nghiệp đầu tư sản xuất lớn...
Lấy chồng Kinh Môn, thấu hiểu nỗi vất vả của người dân để cho ra được hạt gạo nếp cái hoa vàng đặc sản, bà Nguyễn Thị Quý đã sớm nghĩ ra cách góp phần nâng tầm 'hạt vàng' của Kinh Môn.
Tập trung phát triển sản xuất song song với đẩy mạnh công tác nâng cao tay nghề cho người lao động, Hợp tác xã Sản xuất Kinh doanh Dịch vụ Nhân Đạo trực thuộc Hội Người mù (HNM) TP. Huế (gọi tắt là HTX Nhân Đạo) đã duy trì hoạt động hiệu quả, từ đó tạo sinh kế bền vững cho nhiều hội viên khiếm thị.
Ngày 15/11 tại huyện Hàm Thuận Bắc, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận tổ chức 'Ngày hội tư vấn kỹ thuật, phát triển sinh kế lần 2' tại địa bàn 3 xã vùng cao Hàm Thuận Bắc là Đông Tiến, Đông Giang, La Dạ. Tham dự có lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, UBND huyện Hàm Thuận Bắc và một số doanh nghiệp, hợp tác xã, phòng ban chuyên môn liên quan trong tỉnh.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang hướng liên kết chuỗi giá trị, xây dựng được những sản phẩm chất lượng, nhiều sản phẩm OCOP xuất đi thị trường thế giới.
Ngày 15/11, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND huyện Đoan Hùng tổ chức Hội thảo trao đổi về giải pháp nâng cao giá trị cho cây bưởi.
Đồng Nai hiện có trên 240 sản phẩm đạt chuẩn OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm), đứng đầu khu vực Đông Nam Bộ về số lượng sản phẩm OCOP.
Từ ngày 15 đến ngày 25-11, Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Vincom Plaza Tuyên Quang tổ chức các gian hàng triển lãm sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của các tỉnh, thành phố tại Vincom Plaza Tuyên Quang. Hoạt động này nhằm hưởng ứng chương trình khuyến mại tập trung quốc gia năm 2024 và ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam.
Trong bối cảnh nông nghiệp có nhiều thách thức như hiện nay, khoa học công nghệ và chuyển đổi số được xác định là 'nguồn đột phá' để mở ra những cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam.
Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.
Trong lúc công nghiệp dệt may phát triển với nhiều máy móc, công nghệ hiện đại thì ở xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình vẫn có một làng nghề dệt đũi hoàn toàn thủ công. Làng nghề ấy đã trải qua hơn 400 năm tuổi.
Nhờ chuyển đổi diện tích đất trồng mía, bắp kém hiệu quả sang trồng cây cào để ủ rượu cần, nhiều thành viên của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Kông Pla (huyện Kbang) và một số hộ dân trên địa bàn xã đã cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống.
Các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về bối cảnh, thách thức, cơ hội, gắn kết ý tưởng giữa các bên để định hình các sáng kiến, mô hình kinh doanh cụ thể nhằm thúc đẩy kinh tế xanh ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong thời gian qua, công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu huyện Chương Mỹ đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đồng sức, đồng lòng của nhân dân đã tạo nên động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, diện mạo nông thôn và đời sống của người dân thay đổi rõ rệt.
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa công bố danh sách 36 gương thanh niên tiêu biểu toàn quốc được nhận Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX-năm 2024.
41 công ty, hợp tác xã, nhà hàng, hộ kinh doanh tham gia Liên hoan Ẩm thực đến từ 14 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 có quy mô 100 gian hàng với hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đến từ 13 địa phương và các sở, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh.
Chị Bùi Thị Hiên, sinh năm 1975, dân tộc Mường, hội viên phụ nữ xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) được biết đến là người phụ nữ kiên trì, cần cù, sáng tạo. Chị Hiên đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào khởi nghiệp tại địa phương thông qua mô hình trồng và chế biến cây dược liệu, đặc biệt là cây xạ đen. Mô hình không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm cho nhiều lao động nữ trong vùng.
Với vị thế của 'vùng đất trăm nghề', Hà Nội đang liên tục có các giải pháp kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Ngày 15-11, Trung ương Đoàn đã công bố danh sách 36 gương thanh niên đạt giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX - năm 2024.
Ngày 15-11, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP. Phổ Yên tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024 đối với 6 sản phẩm.
Sáng 15-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) tổ chức hội nghị tập huấn về: Xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm.
Nằm trong chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại điện tử trong quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm OCOP của thanh niên và địa phương, chiều 15/11, Tỉnh đoàn Sơn La đã tổ chức tham quan, trải nghiệm các sản phẩm đặc trưng tại huyện Phù Yên.
Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đồng Nai phối hợp với Công ty Dịch vụ Mobifone KV8 - Mobifone tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo 'Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Đồng Nai'.
Dứa là cây trồng chủ lực ở xã Mường Nhà, huyện Điện Biên. Người dân ở xã biên giới Mường Nhà đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ ngô, sắn, lúa nương sang trồng dứa mật. Nhờ hợp thổ nhưỡng, dứa mật dần trở thành cây trồng chủ lực giúp bà con thoát nghèo.
Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận năm 2024, ITTC Ninh Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả.
36 thanh niên được nhận giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024, là chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh; giám đốc hợp tác xã, hộ kinh doanh, trang trại.
Phần lớn các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp thực hiện vai trò làm cầu nối cho thành viên các dịch vụ như cung ứng giống, cây trồng, vật tư nông nghiệp,… chia sẻ kỹ thuật sản xuất, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Ngày 15/11, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền phát triển tổ hợp tác, HTX năm 2024 cho 70 học viên là thành viên các nhóm đồng sở thích (CIG) trên địa bàn huyện Thạch An.
Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, đến nay, tỉnh Hưng Yên đã tổ chức đánh giá, xếp hạng và công nhận 271 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 225 sản phẩm đạt 3 sao và 46 sản phẩm đạt 4 sao của 109 chủ thể gồm: 53 hợp tác xã, 13 doanh nghiệp, 12 tổ hợp tác và 31 hộ kinh doanh.
Với bề dày gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, Hợp tác xã (HTX) Tân Phú (xã Tân Phú, TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) đã không ngừng đa dạng dịch vụ, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.ĐA DẠNG DỊCH VỤ
Nhằm tạo ấn tượng ngay từ ban đầu với du khách, các cơ sở dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh đã và đang từng bước nâng cao chất lượng phục vụ. Từ đó, tăng sức cạnh tranh, góp phần đưa ngành công nghiệp 'không khói' của tỉnh ngày càng phát triển.
30 năm hình thành và phát triển (1994-2024), Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định đã phát huy làm tròn được sứ mệnh và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà Nước giao cho đó là kênh tín dụng ngân hàng của dân, hoạt động vì lợi ích của các thành viên, góp phần xóa bỏ và ngăn chặn tệ nạn hoạt động tín dụng đen cho vay nặng lãi trong quần chúng nhân dân địa phương.
Nhằm giúp các doanh nghiệp (DN) quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, thời gian qua, ngành công thương đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) để thúc đẩy, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của tỉnh.