Sóc Trăng mở rộng thí điểm mô hình trong Đề án 1 triệu ha canh tác lúa chất lượng cao

Trên cơ sở kết quả mô hình trình diễn 50ha đối với vụ Hè Thu 2024 trong Đề án 1 triệu ha canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng dự kiến sẽ mở rộng mô hình trình diễn ra các huyện, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh. Số lượng mô hình trình diễn là 8 mô hình với diện tích 340 ha được thực hiện.

Đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao: Còn nhiều thách thức

Các mô hình thí điểm đề án 'Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030' (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha) cho thấy, nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng còn không ít thách thức...

Trồng lúa theo mô hình thí điểm 1 triệu ha, nông dân thu lợi gần 50 triệu/ha

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, năng suất lúa sản xuất trong Đề án đạt 6,5 tấn/ha, với giá lúa ST25 được bán 10.800/kg, nông dân tham gia đề án thu lợi nhuận gần 49 triệu đồng/ha, tăng hơn 12% so với diện tích sản xuất ngoài mô hình do giảm được các chi phí đầu vào.

Trồng lúa phát thải thấp, nông dân thu lợi nhuận cao

Ngày 4/9, tại tỉnh Sóc Trăng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị sơ kết 7 mô hình thí điểm vụ thứ nhất thuộc Đề án 'Phát triển bền vững 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030'.

Ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa

Sóc Trăng là tỉnh nông nghiệp, lúa là cây trồng chủ lực của tỉnh. Để nâng cao năng suất, chất lượng lúa, thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai thực hiện các mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP… Bên cạnh đó, ngoài việc cơ cấu các giống lúa thường sang các giống lúa cao sản, đặc sản để nâng chất lượng lúa thì việc ứng dụng cơ giới hóa khâu gieo cấy lúa (mạ khay, máy cấy) trong sản xuất lúa cũng được Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng thực hiện tại một số xã thuộc các huyện: Long Phú, Mỹ Xuyên, đã góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa...

Long Phú đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm nhằm khai thác, phát huy lợi thế của địa phương, cải tiến cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh, góp phần tăng thu nhập, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân. Qua 4 năm triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Long Phú, đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực.

Liên kết trong sản xuất tạo đà phát triển nông nghiệp bền vững

Đề án 'Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020' đã đem lại nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực lúa, gạo của tỉnh. Cùng với đó là việc hình thành nhiều cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa và tập hợp bà con nông dân vào các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) để tạo ra sản lượng lúa lớn, chất lượng cao để liên kết với các công ty, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, tạo sự bền vững trong khâu sản xuất và tiêu thụ lúa.