Vững bước trong mùa xuân mới

Từ việc mạnh dạn, kiên trì đổi mới hoạt động, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh nên nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, làm ăn khấm khá, số lượng thành viên gia tăng, quy mô, diện tích sản xuất mở rộng. Đồng thời tạo được sức hút để người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia liên kết, góp phần thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, HTX phát triển.

Từ việc chú trọng xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng cho các sản phẩm OCOP, nhiều hợp tác xã (HTX) đã mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho thành viên, thúc đẩy HTX phát triển ổn định, bền vững.

Hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới

Sau khi Quyết định số 167/QĐ-TTg, ngày 3/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, UBND tỉnh Sóc Trăng đã phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án 'Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025' trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Tăng lợi thế cạnh tranh cho HTX từ giống bản địa

Để thúc đẩy xuất khẩu nông sản, các HTX, doanh nghiệp phải xác định được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, trong đó có lợi thế về giống. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều HTX, doanh nghiệp chưa có lợi thế cạnh tranh vì công tác nghiên cứu và phát triển giống chưa hiệu quả.

Quy hoạch trong nông nghiệp, lợi thế để phát triển

Sóc Trăng có tiềm năng kinh tế khá phong phú và đa dạng. Theo đó, nông nghiệp hiện đang là thế mạnh và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Ngoài cây lúa thì tỉnh còn nhiều mặt hàng nông sản khác như: thủy sản, cây ăn trái… Chính vì lợi thế phát triển kinh tế từ nông nghiệp nên ngành Nông nghiệp tỉnh đã quan tâm triển khai quy hoạch tổng thể nông nghiệp trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi.

Trái cây đặc sản tiêu thụ tốt thông qua liên kết

Kể từ khi Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh triển khai tại các địa phương, dự án đã hỗ trợ cho các HTX chuyên sản xuất cây ăn trái nâng cao được năng suất, sản lượng trái sau thu hoạch, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nên đảm bảo đáp ứng tốt việc cung cấp trái cây cho các cửa hàng, siêu thị trong nước và kể cả thị trường xuất khẩu.

Đầu ra trái vú sữa tím ổn định nhờ khâu liên kết

Được thành lập và đi vào hoạt động vào giữa năm 2019, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Lộc Mãi, Ấp 3, xã Trinh Phú (Kế Sách) đã có thị trường tiêu thụ trái vú sữa tím ổn định. Thông qua sự hỗ trợ của Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh trong khâu kết nối doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm nên thu nhập của thành viên tăng lên đáng kể.

Khảo sát khâu liên kết đầu ra trái vú sữa tím

Ngày 19-11, Ban Giám đốc Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh đã có chuyến khảo sát về tình hình liên kết tiêu thụ trái vú sữa tím tại các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp của một số xã trên địa bàn huyện Kế Sách.

Nỗ lực đưa trái vú sữa tím xuất khẩu

Sự kiện trái vú sữa tím của xã Trinh Phú (Kế Sách) được xuất khẩu sang thị trường Mỹ là một bước tiến lớn trong sản xuất gắn với tiêu thụ của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Trinh Phú. Để có được kết quả này, ngoài sự hỗ trợ của ngành chức năng và chính quyền địa phương, không thể không nhắc đến những nỗ lực của tập thể HTX Nông nghiệp Trinh Phú.

Doanh nghiệp, nông dân phải giữ uy tín trong liên kết tiêu thụ sản phẩm

Đó là đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Chuyện đối với doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc liên kết mua bán trái cây phục vụ thị trường xuất khẩu tại Hội nghị trao đổi xây dựng vùng trồng và liên kết tiêu thụ sản phẩm trái cây đặc sản tỉnh Sóc Trăng, vào ngày 6-3. Dự họp còn có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), các đơn vị liên quan trực thuộc sở, UBND và Phòng NN-PTNT huyện: Kế Sách, Cù Lao Dung, hợp tác xã cây ăn trái và Công ty Chánh Thu.

Đổi mới phương thức sản xuất cây ăn quả để xuất khẩu

Thời gian qua, cùng với sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành Nông nghiệp Sóc Trăng đã quy hoạch cũng như triển khai các đề án phát triển cây trồng, vật nuôi và đặc biệt là đề án phát triển cây ăn trái đặc sản tại các địa phương, giúp một số hợp tác xã (HTX) đưa sản phẩm trái cây như: bưởi, xoài cát chu và nổi bật nhất là trái vú sữa tím xuất sang thị trường Hoa Kỳ, đem lại nguồn thu nhập tốt cho hộ dân.

Vươn mình từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Sau 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tỉnh Sóc Trăng đạt được nhiều thành tựu, kết quả nổi bật.

Sóc Trăng: HTX Trinh Phú liên kết đưa trái vú sữa xuất ngoại

Giám đốc HTX Nông nghiệp Trinh Phú, ông Hồ Văn Hội cho biết 'Năm nay, tất cả thành viên HTX ăn một cái tết hoành tráng, bởi chẳng có niềm vui nào hơn, khi trái vú sữa tím của chúng tôi đã nhiều đợt xuất đi Mỹ.

Ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm

Chiều ngày 29-11, Ban Quản lý Dự án (BQLDA) Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tiêu thụ xuất khẩu trái bưởi và vú sữa. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hiểu, đồng chí Huỳnh Ngọc Vân - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Giám đốc BQLDA Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh cùng lãnh đạo UBND xã Kế Thành, Trinh Phú (Kế Sách) và Công ty TNHH Nông sản sạch Đại Thuận Thiên.

Mô hình vú sữa tím liên kết xuất khẩu rất ấn tượng

Đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Lê Quốc Doanh nhân chuyến đến thăm Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Trinh Phú (Kế Sách) vào ngày 7-11. Cùng đi còn có lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT; các đồng chí Lê Văn Hiểu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Lương Minh Quyết - Giám đốc Sở NN-PTNT.

Cần liên kết trong trồng trọt, chăn nuôi để đầu ra sản phẩm ổn định

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các sản phẩm của nông dân sản xuất luôn có sự cạnh tranh giữa các mặt hàng cùng loại trong nước và nhập khẩu. Chính vì vậy, ngoài chất lượng sản phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì việc liên kết sản xuất cũng như kết nối cùng doanh nghiệp cung ứng ra thị trường là một trong những khâu then chốt, giúp các sản phẩm có đầu ra ổn định, đảm bảo thu nhập cho người sản xuất và quảng bá được mặt hàng đặc trưng của địa phương, vùng miền đến đông đảo người tiêu dùng.