Suốt từ năm ngoái đến nay, vấn đề tác quyền giống thanh long ruột đỏ LĐ1 vẫn chưa được giải quyết khiến người nông dân, HTX sản xuất loại cây trồng này vô cùng bất an. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu loại nông sản này cũng đang rơi vào cảnh 'tiến thoái lưỡng nan' vì không thể xuất khẩu trong khi đã liên kết với người dân, HTX thu mua loại nông sản này.
Tìm đầu ra ở thị trường khó tính đang là hướng đi của các HTX trồng thanh long hiện nay nhằm khẳng định thương hiệu sản phẩm và tháo gỡ khó khăn khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, không ít HTX đang không thể xuất khẩu được vì vướng quyền bảo hộ giống thanh long ruột đỏ LD1 với doanh nghiệp.
Trước những khó khăn trong việc xuất khẩu trái thanh long sang thị trường Trung Quốc, nôn dân Long An tiếp tục đẩy mạnh canh tác thanh long chuẩn VietGAP, GlobalGAP, xây dựng mã vùng trồng, ghi nhãn hiệu.
Trong bối cảnh tiêu thụ vẫn là bài toán khó với đa số mặt hàng nông sản, nhiều HTX trên cả nước đã tìm ra giải pháp để khơi thông thế bế tắc chính là sản xuất sạch. Bởi lẽ, sản xuất thân thiện môi trường là điều kiện tất yếu, hay nói đúng hơn là 'con đường độc đạo' để nông nghiệp làm chủ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trong bối cảnh trái thanh long đang bị rớt giá, khó tiêu thụ, việc các cấp ngành hỗ trợ doanh nghiệp, HTX áp dụng công nghệ chế biến sâu tại các vùng nguyên liệu, hay việc HTX hỗ trợ người dân thu mua thanh long được coi là hướng đi kịp thời, góp phần giảm áp lực tiêu thụ.
Từ một đơn vị bên bờ vực phá sản, Hợp Tác Xã (HTX) Vạn Thành (xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) nay đã có tên tuổi trong giới xuất khẩu thanh long Việt Nam. Chìa khóa thành công của HTX Vạn Thành chính là định hướng đầu tư đúng đắn và kỹ thuật trồng chăm sóc cây phù hợp, mà đặc biệt nhất là kỹ thuật sáng tạo khi bón phân Urê Cà Mau.