TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng thành sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Từ đó, mở ra cơ hội để người dân tham gia trong các chuỗi sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững. Đồng thời, góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Thời tiết oi bức trong những ngày qua khiến nhu cầu tìm nơi tránh nóng của người dân tăng cao. Một trong những lựa chọn của nhiều người dân trong lúc này là đến các khu du lịch (DL) sinh thái, hay vườn sinh thái để tận hưởng không gian mát mẻ, đồng thời trải nghiệm cuộc sống dân dã sau những ngày lao động mệt mỏi và tránh nóng.
Tô bún Thái thoang thoảng hương lá chanh cùng chút chua cay đậm đà là gợi ý để bạn đổi vị cho bữa ăn của mình.
Nằm ở vùng ngoại ô của TP. Long Xuyên (An Giang), vườn dâu Hai Thuận (ấp Bình Hòa 2, xã Mỹ Khánh) trở thành địa điểm lý tưởng cho những ai thích hòa mình với thiên nhiên, tự tay khám phá vườn cây, hái trái. Với việc được thẩm định, xét công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh (Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm tỉnh An Giang), sản phẩm nước cốt dâu tằm tươi Hai Thuận ngoài phục vụ tại chỗ, còn có cơ hội mở rộng thị trường.
Mùa xuân đang về trên những cánh rừng cao su ngút ngàn tỉnh Bình Phước và cả miền Đông Nam bộ. Chúng tôi cùng nhóm cựu học sinh trường cấp 3 ngày ấy (THPT) huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình vi vu đến 'thánh địa vàng trắng' thuộc tỉnh Bình Phước. Anh Trần Thanh Khê, làm rể Quảng Ninh, cựu Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, nói vui: 'Hôm nay, ta đến xứ nhị rồng - Phước Long và Bình Long'. Hình như chưa có ai ví von gọi 2 thị xã 'vàng trắng' Phước Long và Bình Long như vậy, nhưng cách định danh của anh Trần Thanh Khê có lý riêng.
Nhắc đến dâu tằm, ai cũng nghĩ chỉ thổ nhưỡng Đà Lạt mới phù hợp trồng giống cây này. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Thuận (ấp Bình Hòa 2, xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã làm thay đổi suy nghĩ này khi đem giống dâu tằm về trồng tại An Giang và cho nguồn kinh tế ổn định. Không những thế, ông còn khơi dậy kinh tế một vùng ngoại thành hẻo lánh của TP Long Xuyên.
Bài viết nghiên cứu về du lịch sinh thái, kinh tế nông thôn, mô hình du lịch sinh thái ở một số quốc gia trên thế giới, du lịch sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh An Giang. Qua đó, nhóm nghiên cứu đánh giá những thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển loại hình du lịch sinh thái, góp phần phát triển kinh tế nông thôn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng.