Hiện hệ thống văn bản pháp lý về kinh doanh khí đã được thiết lập tương đối đầy đủ nhằm điều chỉnh, đảm bảo quyền bình đẳng cho các doanh nghiệp kinh doanh khí. Tuy nhiên, do thiếu quy định, chưa đồng bộ nên tình trạng gian lận, cũng như khó kiểm soát hoạt động kinh doanh khí… tiếp tục diễn ra.
Tình trạng gian lận, khó kiểm soát hoạt động kinh doanh khí do thiếu quy định… vẫn tiếp tục diễn ra.
Dù các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp mạnh nhưng các vụ việc hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn diễn ra rất phổ biến. Tình trạng này được dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp vào dịp cuối năm, khi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân tăng cao.
Ngày 23/8, nhiều doanh nghiệp và các đại lý phân phối gas tại TP Hồ Chí Minh phản ánh tình trạng bị tắc nghẽn khâu phân phối mặt hàng thiết yếu này. Lý do là họ không thể thông chốt kiểm soát trong ngày đầu TP Hồ Chí Minh siết chặt giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, chưa bao giờ những vấn đề liên quan đến xăng dầu, khí lại 'nóng' như hiện nay. Giá xăng dầu thành phẩm, giá gas, khí tăng liên tục với mức độ cao. Do đó, đòi hỏi cần có giải pháp thích ứng…
Việc lập sổ theo dõi bình gas là không cần thiết, làm tăng giá bán sản phẩm và người tiêu dùng phải gánh chịu tất cả chi phí tăng lên này.
Hành vi chiếm dụng vỏ bình bằng thủ đoạn 'cắt tai, mài vỏ' không phải là mới, tuy nhiên do vẫn chưa có chế tài xử phạt nên ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính và quyền lợi người dùng.
Chế tài thiếu sức răn đe, chưa có giải pháp căn cơ xử lý các vi phạm trong kinh doanh khí hóa lỏng... là nguyên nhân khiến cho thị trường khí hóa lỏng vẫn còn rất lộn xộn, tình trạng sang chiết nạp lậu gas vẫn diễn ra như cơm bữa.
Ngành công nghiệp khí Việt Nam đang chịu ảnh hưởng mạnh của tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như chiếm dụng chai LPG, chiết nạp lậu… diễn ra phức tạp. Đây là thực trạng cần giải quyết để lành mạnh hóa thị trường.
Theo Hiệp hội Gas Việt Nam, trên thị trường LPG hiện nay, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng kinh doanh gas giả, gas lậu, trốn thuế... để có giá thấp, dẫn đến nhiều nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng.
Quy định trên được ban hành ra mà các doanh nghiệp không thể thực hiện được trong thời gian dài; không phù hợp với thực tiễn, hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Việc theo dõi, quản lý bình gas bằng lập sổ theo dõi không phù hợp với thực tiễn, gây lãng phí và tốn kém không cần thiết.
Ngày 18/12 tại Hà Nội, Hiệp hội Khí Việt Nam (Hiệp hội KVN) đã tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2019-2024 và kỷ niệm 10 năm thành lập Hiệp hội. Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hiệp hội KVN nhiệm kỳ 2019-2024
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) cao trên thế giới và khu vực; trong 5 năm gần đây thị trường tiêu thụ sản phẩm đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt mức tăng trưởng trên 12% và tiếp tục duy trì ở mức cao. Ngành kinh doanh mặt hàng khí nói chung và các thương nhân kinh doanh khí Việt Nam nói riêng đã đạt bước phát triển và thành tích đáng ghi nhận, trong đó có sự đóng góp, nỗ lực rất lớn của các hội viên Hiệp hội Gas Việt Nam.
Hiệp hội Gas chính thức đổi tên thành Hiệp hội Khí Việt Nam dưới sự đồng ý của Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ.
Sáng 17/12, Hiệp hội Gas Việt Nam đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ III (2019 -2024).
Nhân ngày 'Phòng chống hàng giả, hàng nhái Việt Nam 29/11', ngày 27-11 tại TP Hồ Chí Minh, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) - Văn phòng đại diện tại TPHồ Chí Minh cùng công ty Vina CHG tổ chức diễn đàn chống hàng giả với chủ đề 'Hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và vấn đề an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng (NTD)'.
Tại Diễn đàn chống hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam do Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức ngày 26/11, các công ty kinh doanh gas cho biết: Mỗi năm chỉ thu về được khoảng 60 – 70% vỏ bình gas đã đưa ra lưu thông thị trường. Điều này lý giải tại sao số vỏ bình gas trôi nổi và tình trạng sang chiết nạp gas trái phép để thu lợi bất chính vẫn đang hoành hành.
Trong các ngày từ 22 - 24/10, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tham gia đồng tổ chức Hội thảo và Triển lãm LPG châu Á - Thái Bình Dương 2019 (Asia Pacific LPG Conference & Expo 2019).
Điều kiện kinh doanh chồng chéo, chưa gắn với bản chất hoạt động kinh doanh khí và còn một số quy định gây khó cho doanh nghiệp.
Sau 20 năm phát triển, thị trường khí Việt Nam đang có nhiều bất cập về quản lý Nhà nước, nhiều tiêu cực xảy ra trong hoạt động kinh doanh khí. Nhóm phóng viên Báo Năng lượng Mới đã ghi lại một số ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia tại Hội thảo 'Tiềm năng phát triển thị trường khí Việt Nam' được tổ chức mới đây.
Cơ chế quản lý đối với giá khí trong giai đoạn tới vẫn tiếp tục theo cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Đây là chủ đề Hội thảo do Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương phối hợp cùng Viện Nghiên cứu chiến lược, thương hiệu và cạnh tranh tổ chức ngày 12/9, tại Hà Nội.
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngành công nghiệp khí Việt Nam vẫn còn tồn tại những bất cập và khó khăn cần tháo gỡ. Vụ thị trường trong nước Bộ Công Thương phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) tổ chức Hội thảo với chủ đề 'Tiềm năng phát triển thị trường khí tại Việt Nam' nhằm tìm ra các giải pháp để ngành công nghiệp này phát triển ổn định và bền vững.
Thị trường khí Việt Nam chủ yếu vẫn đang phát triển giữa mô hình cạnh tranh khai thác khí và mô hình cạnh tranh bán buôn. Một phần nhỏ khí qua chế biến đã phát triển thị trường cạnh tranh bán lẻ.
Lưu thông trên đường phố Hà Nội vào giờ cao điểm, nhiều người đi đường không khỏi 'lạnh gáy' trước cảnh tài xế để bình gas nằm chông chênh, vắt vẻo sau xe vừa lạng lách đánh võng giữa phố đông đúc, vừa vòng tay ra sau để giữ bình gas…
Ngày 4/10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ban hành chỉ thị tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG). Trong đó nhấn mạnh sẽ xóa bỏ các điểm sang chiết, nạp LPG trái phép.
Ngày 04/10/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-BCT về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).