Nuôi tôm công nghệ cao vẫn là con đường đầy thách thức

Tôm công nghệ cao được kỳ vọng giúp ngành thủy sản chủ lực này của Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng gia tăng sản lượng, giảm giá thành sản xuất. Tuy nhiên, con đường hướng đến mục tiêu này vẫn đầy những khó khăn cần phải vượt qua…

Kiểm soát chặt chẽ giống tôm nuôi

Trong nuôi tôm, con giống là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến các khâu trong chuỗi sản xuất ngành hàng tôm, bởi con giống quyết định chất lượng, năng suất, sản lượng. Cùng với đó, con giống cũng quyết định trên 60% tỷ lệ nuôi thành công của mùa vụ nuôi. Vì vậy, người nuôi không chỉ lựa chọn con giống sạch bệnh mà còn phải chọn được con giống kháng bệnh.

Người nuôi tôm, cá tra ở ĐBSCL hiện đang đứng trước nguy cơ lỗ nặng do giá thức ăn tăng cao từ đầu năm 2023 và vẫn 'neo cao' ở thời điểm cuối năm, thị trường xuất khẩu có dấu hiệu thu hẹp đáng kể, thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh phát sinh…

Lo thiếu tôm nguyên liệu cho xuất khẩu

Giá tôm tăng, thị trường xuất khẩu tôm đang 'ấm' dần. Thế nhưng, hiện nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tại ĐBSCL lại lo lắng vì nguồn tôm nguyên liệu bị thiếu hụt.

'Kiểm soát' giá thức ăn nuôi tôm để nông dân… bớt khổ?

Đưa thức ăn nuôi tôm trở thành mặt hàng 'quản lý có điều kiện về giá' để làm rõ giá thành sản xuất thực sự của nhà máy nhằm công bố giá phù hợp hơn so với hiện nay. Đây là nội dung được các đơn vị liên quan thống nhất tham mưu với UBND tỉnh Sóc Trăng để kiến nghị đến trung ương nhằm giúp người nuôi tôm có điều kiện tiếp cận sản phẩm đầu vào với giá hợp lý hơn…

Khởi động bước đi cùng nhau

Ngày 24/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp cùng Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận tổ chức buổi tọa đàm chủ đề 'Vì một ngành tôm phát triển bền vững' nhằm tìm tiếng nói chung, phá vỡ các rào cản đã và đang làm chậm sự phát triển của ngành tôm… thông qua một liên minh mới giữa các mắt xích trong chuỗi giá trị sản xuất tôm Việt Nam.

Chuyện cũ trong bối cảnh mới

Tại Hội nghị phát triển ngành tôm năm 2023 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức ngày 3/3 vừa qua, câu chuyện về chi phí đầu vào, giá thành sản xuất tôm một lần nữa được hâm nóng trong phần thảo luận với nhiều ý kiến phản ánh, phân tích, cùng các đề xuất, kiến nghị cho vấn đề này.

Tránh bất cập dòng vốn vay để ngành thủy sản không rơi vào 'bẫy' tín dụng đen

Thời tiết bất lợi, nợ xấu gia tăng đang ảnh hưởng lớn đến việc khơi thông dòng vốn cho việc phát triển vùng tôm nguyên liệu. Song song đó là nỗi lo từ các hộ nuôi, người lao động và doanh nghiệp ở ngành tôm nói riêng và ngành thủy sản nói chung có thể rơi vào 'bẫy' tín dụng đen nếu như những bất cập về vốn vay không được tháo gỡ.

Tìm vốn cho con tôm

Với 11 nhà máy chế biến xuất khẩu tôm đa số thuộc top đầu của cả nước, Sóc Trăng đang hướng đến mục tiêu trở thành tỉnh trọng điểm xuất khẩu tôm của cả nước. Tuy nhiên, để thực hiện đạt mục tiêu này, một trong những vấn đề quan trọng là làm sao để người nuôi tôm tiếp cận được nguồn vốn tín dụng một cách dễ dàng và hiệu quả nhất để đầu tư nâng cấp các mô hình nuôi từ ao đất lên ao lót bạt và từ ao lót bạt lên nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao.

Khơi thông điểm nghẽn, sản xuất phục hồi

Tình hình dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát, Sóc Trăng đã chuyển sang trạng thái bình thường mới và nhiều tỉnh, thành trong khu vực bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội, nên hoạt động vận chuyển, đi lại ngày càng thông thoáng hơn, lực lượng lao động trở lại làm việc ngày càng nhiều hơn, giúp cho sản xuất, kinh doanh có cơ hội phục hồi sớm hơn.

Xuất khẩu thủy sản giảm mạnh trong thời gian giãn cách xã hội

Trong thời gian giãn cách xã hội tại 19 tỉnh khu vực phía Nam trong hai tháng qua, các hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản bị tác động xấu, điều này kéo theo kết quả xuất khẩu bị ảnh hưởng mạnh.

Tháo gỡ khó khăn cho ngành tôm

Lưu thông hàng hóa gặp khó khăn, lao động bị thiếu hụt vì các quy định nghiêm ngặt trong phòng, chống dịch Covid-19 đã khiến toàn bộ các khâu trong chuỗi giá trị ngành tôm lâm vào thế khó và hệ quả là giá tôm giảm liên tục vì thiếu người thu hoạch và chế biến. Đó là ý kiến phản ánh chung của người nuôi tôm, doanh nghiệp, đại lý trong chuỗi giá trị ngành tôm khu vực phía Nam tại Diễn đàn Tôm Việt năm 2021 do Tổng cục Thủy sản tổ chức vào sáng ngày 1-9.

Nhu cầu xuất khẩu tôm cuối năm sẽ tăng

Nhiều doanh nghiệp dự báo nhu cầu xuất khẩu tôm vào dịp cuối năm 2021 rất lớn và khuyến cáo nông dân thả nuôi để tăng thu nhập

Phương án nào gỡ khó cho sản xuất tôm trong nước?

Khi 19 tỉnh phía Nam đồng loạt thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg siết chặt, để ứng phó với dịch bệnh COVID-19, các bộ, ngành và nhiều địa phương đã khởi động các chương trình để giúp người dân an tâm giãn cách, đồng thời đảm bảo sản xuất, lưu thông hàng hóa.

Chuẩn bị xây dựng Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ

Ngày 26-2, tại Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Trần Đề), Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Huỳnh Ngọc Nhã cùng lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc sở có buổi làm việc với hiệp hội để bàn về kế hoạch phát triển thủy sản năm 2021; các nội dung thúc đẩy hoạt động của hiệp hội và nội dung chuẩn bị xây dựng Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh.

Phát triển bền vững nghề nuôi tôm nước lợ

Bên cạnh cây lúa, con tôm được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Chính vì vậy, trong những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh rất chú trọng phát triển ngành nuôi tôm nước lợ bằng việc áp dụng nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, ASC nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi và để tạo đầu ra ổn định cho con tôm nuôi nước lợ, ngành chuyên môn đã hỗ trợ hộ dân trong khâu liên kết tiêu thụ tôm với các công ty, doanh nghiệp…

Hiệu quả và bền vững mới là quan trọng

Tại Hội nghị tổng kết kết quả sản xuất vụ tôm nước lợ năm 2020 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2021 vào ngày 24-12, các đại biểu tham dự hội nghị đều có chung mối quan tâm là làm sao kéo dài chuỗi thành công cho ngành tôm của tỉnh như mấy năm gần đây, hay nói một cách cụ thể như Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Lâu là làm sao để phát triển ngành tôm một cách hiệu quả và bền vững nhất mới là mục tiêu quan trọng mà chúng ta muốn hướng tới.

Nữ tiến sĩ màu xanh lá cây

Tiến sĩ Vi sinh vật học Mai Thi đam mê theo đuổi từ hồi công tác ở cơ quan bảo vệ môi trường của tỉnh Sóc Trăng đến bây giờ là ở Tập đoàn Minh Phú kinh doanh tôm có tiếng toàn cầu.