Những ngày này, cô trò điểm trường Phiêng Mựt, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai đang háo hức chuẩn bị bước vào học trong ngôi trường mới được hoàn thiện. Trên ngọn đồi nhỏ, xung quanh là đồng ruộng, núi rừng xanh mát, điểm trường mới đẹp như cổ tích sẽ là nơi chắp cánh ước mơ cho các em nhỏ vùng cao vươn tới chân trời mới trong tương lai.
Chúng tôi đến bản Phiêng Mựt, xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, giữa tiết trời thu trong xanh, dịu mát. Thời điểm này, bà con trong bản bước vào mùa thu hoạch quả trám đen, loại quả đặc sản được nhiều người tìm mua.
Hơn 500 học sinh vùng cao của Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tân Tiến và Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Tân Tiến, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai vừa được nhận những món quà ý nghĩa và đồ dùng học tập đón năm học mới 2024-2025.
Nhân dịp bước vào năm học mới 2024 - 2025, ngày 28/8, Hiệp hội Giáo dục Nghề nghiệp và Nghề Công tác xã hội Việt Nam phối hợp với Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức tặng quà, đồ dùng học tập cho hơn 500 học sinh của Trường PTDT bán trú Tiểu học Tân Tiến và Trường PTDT bán trú THCS Tân Tiến, huyện Bảo Yên.
Khi người chồng không thể chiến thắng được bệnh tật cũng là lúc vợ phải nhập viện cấp cứu vì bệnh tim. Tai họa liên tục xảy đến khiến một gia đình ở Quảng Trị đang rơi vào bế tắc…
Trong quá trình sáp nhập xã ở huyện Sơn Dương, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã nỗ lực gỡ bỏ những 'nút thắt' trong lòng nhân dân, từ đó tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, thực hiện việc sáp nhập đảm bảo theo đúng tiến độ đề ra.
Đảng ủy xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ đã chỉ đạo, tuyên truyền, vận động đóng góp xây dựng Quỹ 'Vì người nghèo' địa phương để xây dựng nhà đại đoàn kết, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo.
Thường xuyên làm việc ở trên cao cách mặt đất hàng chục mét, đòi hỏi những người thợ xây lắp cột điện phải có tinh thần vững vàng, sức khỏe dẻo dai. Vất vả, nhọc nhằn nhưng những công nhân đang ngày đêm thi công đường điện 500kV vẫn cảm thấy phấn chấn, tự tin vì đã góp sức vào công trình quan trọng của quốc gia.
Nằm ở xã Hương Đô (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), di tích Chỉ huy Sở Tiền phương Tổng cục Hậu cần, Chỉ huy Sở cơ bản của Bộ Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn - Đoàn 559 và Đoàn 500 là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt thuộc hệ thống di tích đường Hồ Chí Minh.
Xuân Giáp Thìn 2024 đang về trên khắp mọi nẻo đường từ thành thị đến làng quê. Trong mùa xuân mới, người dân tươi vui, phấn khởi, bản làng ngập tràn sắc xuân... Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã đi vào cuộc sống, làm thay đổi từ tư duy đến hành động của cấp ủy, chính quyền và người dân, giúp 'Ý Đảng - lòng dân' đồng thuận.
Sáng 6/11, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Lộc Bình gồm: Phòng Tư pháp, Huyện đoàn, Tòa án Nhân dân, Công an huyện, Viện Kiểm sát Nhân dân, Trường THPT Lộc Bình phối hợp tổ chức chương trình phiên tòa giả định tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh niên, học sinh năm 2023 tại trường THPT Lộc Bình.
'Thấy tôi bảo đi lấy rơm về lót đệm chuồng gà, ai cũng bảo, 'ông nói phét', không tin. Vì từ cổ chí kim chẳng ai nuôi gà bằng rơm. Nhưng tôi đã làm được và rất hiệu quả. Trước vào chuồng gà vừa hôi, vừa bẩn, cứ phải đi ủng mới dám bước. Nay, không có mùi gì cả. Đi chân đất cũng bước ngon lành' - ông Hoàng Xuân Hùng, thôn Quyết Thắng, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) phấn khởi khi giới thiệu mô hình nuôi gà đệm lót sinh học bằng rơm, rạ của mình.
Phát triển cây ăn quả trên đất dốc, cây dược liệu dưới tán rừng và cây ăn quả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đã được Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai quan tâm chỉ đạo. 3 năm qua, huyện đã tập trung xây dựng và triển khai các đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp; trong đó, đặc biệt chú trọng các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nương, đưa cây ăn quả lên đất dốc, phát triển các loại cây dược liệu có triển vọng về hiệu quả kinh tế.
Ở xã vùng cao Mường Giôn thuộc huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, anh Lò Văn Quốc, dân tộc Kháng ở bản Mấc Líu là người tiên phong đi đầu trồng cây ăn quả trên đất dốc và chăn nuôi gia súc nhốt chuồng. Mô hình kinh tế của gia đình anh mang lại hiệu quả kinh tế, được nhiều bà con trong vùng học tập, làm theo, thoát nghèo vươn lên.
Với mục tiêu tạo sinh kế bền vững cho bà con nông dân và tăng tỷ lệ che phủ rừng, những năm qua, huyện Quỳnh Nhai đã tích cực vận động, tuyên truyền các hộ dân trồng mắc ca. Khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu mắc ca tại nhiều xã trên địa bàn.
Sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày sinh Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (1/3/1923 – 1/3/2023) là dịp để Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh ở Hà Tĩnh đến tham quan, tìm hiểu nơi đồng chí từng làm việc tại xã Hương Đô, huyện Hương Khê.
Không chỉ ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) có loại đặc sản quý là hạt dẻ, nay ở Lạng Sơn cũng có loại dẻ ngon như dẻ Trùng Khánh, sai quả hơn và thậm chí còn cho thu hoạch trái vụ. Từ cây dẻ, người nông dân ở Lạng Sơn đã tìm thấy hướng đi mới trong xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Mường Giôn là xã vùng cao còn nhiều khó khăn của huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của chính quyền và mỗi người dân, nhiều hộ gia đình ở Mường Giôn đã vượt nghèo vươn lên khá giả, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Những ngày giáp tết Nguyên đán Quý Mão 2023, trong không khí hân hoan đón chào năm mới, các trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm ý nghĩa cho học sinh gắn với Tết cổ truyền. Điều này không chỉ tạo hoạt động ngoại khóa bổ ích mà còn giúp các em thêm hiểu, trân trọng, yêu quý văn hóa truyền thống của dân tộc.
Đảng bộ xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, có 27 chi bộ trực thuộc, với 624 đảng viên. Những năm qua, Đảng ủy xã xây dựng kế hoạch cụ thể, có những cách làm thiết thực, hiệu quả gắn việc học và làm theo Bác với công tác lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Những năm qua, các phong trào thi đua yêu nước ở Quỳnh Nhai đã được các cơ quan, đơn vị quan tâm triển khai thực hiện với nhiều đổi mới, sáng tạo, có sức lan tỏa sâu rộng. Bằng những phần việc, công trình cụ thể và nhiều hoạt động ý nghĩa, như: Tu sửa, nâng cấp đường giao thông nông thôn, phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng nông thôn mới... qua đó, nhiều tập thể, cá nhân được biểu dương khen thưởng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Giao thông nông thôn là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, những năm qua, huyện Quỳnh Nhai luôn quan tâm huy động mọi nguồn lực đầu tư, nâng cấp các tuyến đường, phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân..., góp phần quan trọng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Quỳnh Nhai hiện có trên 19.500 học sinh ở các cấp học, hơn 1.200 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Ngăn chặn dịch bùng phát, lây lan, các trường học trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch với mục tiêu đảm bảo an toàn tối đa cho học sinh, giáo viên.
Những năm qua, huyện Quỳnh Nhai đã bứt phá vươn lên, thoát khỏi huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, trở thành huyện dẫn đầu toàn tỉnh về số xã đạt nông thôn mới và tự hào được chọn xây dựng huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh vào năm 2025.
Xuân về trên quê hương mới với những đồi chè xanh ngát, rẫy cà phê trĩu quả, những nếp nhà sàn truyền thống xen lẫn hiện đại khang trang, những tuyến đường liên thôn, liên xã nhựa hóa thông thoáng được trải dài. Sắc xuân ở làng Mông (Thôn 10C, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm) đang tràn đầy nhựa sống khi đồng bào các dân tộc nơi đây được đón xuân mới ấm no.
Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Trong những ngày này, thành phố Lạng Sơn đang gấp rút đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị, tạo diện mạo khang trang, sạch đẹp và tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần để Nhân dân đón xuân vui tươi, phấn khởi.
Năm 2021, huyện Quỳnh Nhai được giao kế hoạch vốn đầu tư công trên 88 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, huyện đã phân bổ cho 36 công trình, dự án. Đến hết tháng 11, đã nghiệm thu, hoàn thành, bàn giao 19 dự án, đang triển khai 17 dự án, phấn đấu đến 31/12 sẽ cơ bản hoàn thành giải ngân nguồn vốn giao.
Vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà ở xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Rất may, toàn bộ 6 người lớn và trẻ em đã được hướng dẫn thoát nạn...
Trở lại xã Mường Giôn (Quỳnh Nhai) lần này, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay ở vùng đất nơi đây. Đường giao thông rải nhựa; các công trình phúc lợi được đầu tư kiên cố, khang trang, tạo thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế. Năm 2020, thu nhập bình quân ở xã đạt 28,5 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,6%.
Thành phố Nam Định hiện có trên 12.300 cựu chiến binh (CCB) và trên 7.000 cựu quân nhân (CQN). Phát huy phẩm chất cao quý
Nhằm huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng tổ chức thực hiện, thúc đẩy phong trào thi đua theo phương châm 'trọng dân, gần dân và có trách nhiệm với dân', tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Đề án số 06-ĐA/TU về nâng cao hiệu quả phong trào 'Dân vận khéo' trong giai đoạn hiện nay (Đề án số 06). Từ đây, hàng nghìn mô hình 'Dân vận khéo' được nhân rộng, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Thời gian qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã phát huy hiệu quả, kịp thời hỗ trợ cho nhiều nông dân có vốn làm ăn, trong đó có nuôi trâu, nuôi bò vỗ béo. Từ đó, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, tăng thêm thu nhập từ dự án 'Chăn nuôi trâu bò vỗ béo'.
Từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân huyện Sơn Dương đã giúp cho 8 hộ nông dân thôn Định Chung, xã Phúc Ứng mỗi hộ được vay 30 triệu đồng thực hiện dự án 'Chăn nuôi trâu vỗ béo'. Nguồn vốn trên đóng vai trò như 'điểm tựa' giúp nông dân phát triển chăn nuôi, tăng thêm thu nhập, vươn lên làm giàu chính đáng.
Hơn 25 hộ dân Đắk Lắk đặt chân đầu tiên đến khu tái định cư (thuộc dự án hồ thủy lợi Krông Pách Thượng) đã bắt nhịp với cuộc sống mới. PV Tiền Phong đã về tận nơi ghi nhận những tâm tư, tâm thế của người dân khi trên vùng đất mới.