Trên chặng đường phát triển mới, Bình Dương tập trung đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại nâng cấp các đô thị, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, từng bước hoàn thiện mô hình thành phố thông minh để tạo sự bứt phá trên đường phát triển đô thị.
Sau hơn 10 năm chú trọng đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho người dân, công nhân, tỉnh Bình Dương đã hoàn thành hơn 4,1 triệu m2 sàn, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho hàng trăm nghìn lao động có thu nhập thấp.
Được sở hữu một căn nhà vừa túi tiền, nhiều công nhân ở Bình Dương đã bỏ ý định trở về quê ngay cả khi thất nghiệp tạm thời do doanh nghiệp gặp khó khăn.
Hơn 20 năm qua, khu đất quy hoạch khu dân cư do Công ty TNHH Xây dựng - Đầu tư - Thương mại Vũ Kiều (viết tắt Công ty Vũ Kiều) làm chủ đầu tư ở TP Thuận An (tỉnh Bình Dương) vẫn chưa có công trình nào được thi công đáng kể.
UBND tỉnh Bình Dương có buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương về tình trạng ngập lụt do mưa và triều cường.
Chiều 17-10, ông Nguyễn Văn Dành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương đang tồn tại các điểm ngập nước trên địa bàn tỉnh.
Triển khai xây dựng, phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, đáng sống, đến nay đa số các chỉ tiêu nâng cấp đô thị của tỉnh đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Kết quả này là cơ sở và bước đệm vững chắc để Bình Dương nâng cấp đô thị, quyết tâm sớm đạt các nền tảng của đô thị loại I.
Tỉnh Bình Dương vừa tổ chức hội thảo khoa học góp ý về Đề án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; với mục tiêu đầu tư khoảng 172.879 căn nhà ở xã hội, đáp ứng cho trên 678.000 người…
Kỳ 2: Xây dựng hệ sinh thái bền vững
Nhằm quản lý tốt trật tự xây dựng, cơ quan chức năng của thị xã Bến Cát (Bình Dương) đã tích cực phối hợp với nhau trong quản lý, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn. Đặc biệt, công tác phối hợp đã tạo được sự thống nhất trong lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giữa Phòng Quản lý đô thị với Thanh tra xây dựng, UBND xã phường và đơn vị có liên quan trong hoạt động quản lý trật tự xây dựng.
Xuất phát từ tỉnh thuần nông phát triển lên công nghiệp, hơn ai hết Bình Dương rất cần mở rộng kết nối mà trước mắt là kết nối về hạ tầng giao thông với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
Chiều 13-7, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì phiên họp lần thứ 40 của UBND tỉnh. Cùng tham dự có ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố.
Giải quyết được vấn đề nhà ở cho công nhân sẽ là chìa khóa giải tỏa được nhiều vấn đề về an sinh. Tuy nhiên, đây là bài toán không dễ giải. Theo các chuyên gia, khi chưa thể giải được vấn đề này về dài hạn, thì trước mắt, nhà quản lý cần có những giải pháp để công nhân, người lao động thuê được chỗ trọ đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu nhất.
Trong khi Đồng Nai nêu hàng loạt khó khăn khiến các dự án nhà ở xã hội bị chậm, thì Bình Dương lại thông tin nhờ chủ động và quyết tâm thực hiện nên bảo đảm kế hoạch đề ra
i lên từ tỉnh thuần nông, đến nay, Bình Dương là một trong những tỉnh dẫn đầu về phát triển công nghiệp và đô thị trên cả nước. Bình Dương có 34 khu công nghiệp (KCN) được phê duyệt, với tổng diện tích quy hoạch 14.790 ha, đã có 27 KCN đi vào hoạt động, tổng diện tích 10.962 ha, tỷ lệ cho thuê đất đạt 87,4%. Đô thị phát triển mạnh, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh lên đến 84%, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được chú trọng đầu tư.
Ngày 25/4, Sở Xây dựng Bình Dương tổ chức Hội nghị tập huấn Quyết định số 41/2022/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh Bình Dương về quy định phân cấp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương và một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Gần 320 đại biểu là lãnh đạo, công chức phụ trách quản lý trật tự xây dựng của 9 huyện thị, thành phố, 91 xã phường thị trấn và toàn thể lãnh đạo, công chức Thanh tra Sở Xây dựng cùng dự Hội nghị.
Hàng chục hộ dân tại tỉnh Bình Dương đang lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần sau khi trót mua nhà trên đất nông nghiệp, được chủ nhà và môi giới khẳng định bao pháp lý
12 căn nhà xây dựng trên đất nông nghiệp đã bị cưỡng chế, tháo dỡ. Thị xã Tân Uyên thành lập đoàn thanh tra trách nhiệm đối với lãnh đạo phường và các cá nhân liên quan.
Nhiều vấn đề 'nóng' được cử tri, đại biểu quan tâm
Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết đã tiếp nhận thông tin phản ánh của Pháp Luật TP.HCM và đang vào cuộc xử lý.
Một số địa phương đã tiến hành xử lý đối với các cán bộ có vi phạm trong thực hiện quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn được giao
Nhiều vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội, trong đó phải cần thay đổi một quan điểm lệch lạc là 'nhà ở xã hội là câu chuyện từ thiện, rẻ mạt, có cũng như không'.
Bộ Xây dựng đề xuất bỏ quy định người dân muốn mua nhà xã hội phải có đăng ký thường trú hoặc tạm trú từ một năm trở lên tại địa phương nơi có công trình.
Với các giải pháp và nguồn lực dự kiến được triển khai, tiến độ phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh tỉnh Bình Dương trong thời gian tới sẽ chuyển biến rõ.
Hiện nay, Bình Dương có hàng trăm khu nhà tự phát xây dựng trên đất nông nghiệp. Mặc dù chính quyền địa phương vào cuộc, tổ chức cưỡng chế nhiều công trình xây dựng sai phạm nhưng tình trạng này vẫn diễn ra.
Lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện dự án của các chủ đầu tư…
Ngày 20-7, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị Bộ Xây dựng đã tổ chức triển khai Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ (viết tắt là NĐ số 16).
Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5/2022 vào chiều 1/6, đại diện Sở Xây dựng Bình Dương cho biết theo phân cấp, dự án nhà ở rộng hơn 15ha sẽ do UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng.
Việc xử lý Đại úy cảnh sát liên quan vụ xô xát người dân, dự án căn hộ Roxana Plaza... là những thông tin mà lãnh đạo các sở ngành Bình Dương nêu ra tai buổi họp báo chiều nay.
Trên đất nông nghiệp, người tùy tiện xây nhà rồi vào ở, kẻ thì bị nhắc nhở và cưỡng chế, điều này khiến nhiều người ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương thắc mắc và yêu cầu giải thích rõ
Thời gian gần đây, trên địa bàn Bình Dương thường xảy ra ngập úng cục bộ ở nhiều khu vực mỗi khi trời mưa, nhất là ở các tuyến đường giao thông huyết mạch như Quốc lộ 13, ĐT 743... Nguyên nhân thì có nhiều, xong việc triển khai các dự án thoát nước đô thị thường chậm cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ngập càng ngập hơn.
Sau hơn 1 năm triển khai , dự án Khu chung cư Phú Thọ Quốc Cường (C-River View) nằm trên địa bàn phường Phú Thọ, Tp.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương được chính thức cấp giấy phép xây dựng.
Hai lần bị phát hiện xây dựng không phép, Công ty Cổ phần C-Holdings bị phạt tổng cộng chỉ 90 triệu đồng và đến nay đã được Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cấp giấy phép xây dựng.
Từ lúc dự án Khu chung cư Phú Thọ Quốc Cường bị phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng, đến nay chỉ có một mình Chánh Thanh tra Sở Xây dựng bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ.
Phát sinh thêm điểm ngập
Dự án của Công ty Cường 'đô la' quản lý liên tục sai phạm trong quá trình xây dựng, đến nay công trình này vẫn tồn tại và không khắc phục hậu quả đã gây ra.
Dù hai lần bị Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương xử phạt và yêu cầu tháo dỡ các hạng mục xây dựng trái phép nhưng Công ty CP C-Holdings vẫn không thực hiện theo quyết định của cơ quan chức năng. Đáng nói, dù quá thời hạn, Sở Xây dựng vẫn không cưỡng chế theo quy định.
Lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết Công ty C-Hodings đã nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng dự án C-River View và đang được xem xét.
Đã quá thời hạn khắc phục hậu quả sau hai lần bị xử phạt vì xây dựng không phép tại dự án C-River View, đến nay Công ty CP C-Holdings vẫn chưa được cấp giấy phép xây dựng.
Lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương nhận định, để vi phạm xây dựng không phép tại dự án C-River View của Công ty C-Holding là thiếu sót của Thanh tra Sở.
Sau khi bị xử phạt về hành vi xây dựng không phép tại dự án C-River View, Công ty CP C-Holdings không những không chấp hành mà còn tiếp tục xây 'lụi' đến tầng 3.