Huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng các công trình giao thông trọng điểm để bàn giao cho đơn vị thi công. Mục tiêu của huyện là đảm bảo mọi người dân đều tiếp cận phương án đền bù, giải phóng mặt bằng và tham gia giám sát quá trình thực hiện công khai, minh bạch.
Những năm qua, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) triển khai rất hiệu quả các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa người dân, hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo đảm tiêu thụ với giá ổn định cho người dân.
Thường xuyên kiểm tra, rà soát mực nước tại các suối, ao, hồ và công trình thủy lợi để xây dựng phương án điều tiết nước phù hợp là một trong những giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) thực hiện từ nay đến cuối vụ Đông Xuân 2021-2022 nhằm mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất.
Chiều 26-1, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã đến trao tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã Ia Hla (huyện Chư Pưh).
Năm 2021, công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình tiếp tục nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành trong tỉnh. Để thúc đẩy thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai đã có những định hướng trọng tâm trong thời gian tới.
Tính đến nay, Dự án đường liên huyện Chư Sê-Chư Pưh-Chư Prông mới chỉ thực hiện được khoảng 5% giá trị hợp đồng. Nguyên nhân là bởi một số địa phương có tuyến đường đi qua chậm giải phóng mặt bằng (GPMB) để bàn giao cho đơn vị thi công.
Qua 5 năm triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu, ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai có sự chuyển biến mạnh mẽ với nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, liên kết chuỗi giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Bên cạnh kết quả đáng ghi nhận, những 'điểm nghẽn' phát sinh trong quá trình thực hiện cần được tập trung tháo gỡ để ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển bền vững, thật sự là 'trụ đỡ' của nền kinh tế.Không những giúp tăng thu nhập cho người dân trên cùng một đơn vị diện tích, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hình thành chuỗi liên kết đã từng bước thay đổi tập quán, tư duy sản xuất, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả kinh tế.'Vượt khó' nhờ chuyển đổi mô hình Mía từng là cây trồng đem lại nguồn thu chính cho gia đình ông Phạm Xuân Luynh (thôn 3, xã Đak Hlơ, huyện Kbang). Tuy nhiên, hễ năm nào mưa ít thì mía mất mùa, cộng với giá cả bấp bênh nên lợi nhuận không cao, thậm chí có năm còn lỗ vốn. Ông Luynh nhớ lại: 'Năm 2018, nhìn đám mía èo uột, lá cháy vàng vì thiếu nước, lòng tôi không khỏi xót xa. Ròng rã cả năm đánh vật với cây mía nhưng thu nhập mang lại chỉ 15-20 triệu đồng/ha'.
Huyện Chư Pưh có khoảng 32.000 ha đất nông nghiệp phù hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày giá trị kinh tế cao như: hồ tiêu, cà phê, cao su cùng một số loại cây ngắn ngày. Những năm trước đây, Chư Pưh là địa bàn để các công ty sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồng đến giới thiệu, cung cấp sản phẩm. Bình quân mỗi năm, nông dân trong huyện tiêu thụ khoảng 10 triệu tấn phân vô cơ. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ sở làm ăn uy tín thì vẫn còn một số ít cơ sở kinh doanh sản phẩm kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.
Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn của huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã có sự thay đổi rõ nét. Ngoài cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng được đầu tư hoàn thiện thì đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng từng bước được nâng cao.
Bà Rmah H'Bé Nét-Chủ tịch UBND huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với ông T.V.H. (trú tại xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê) 10 triệu đồng về hành vi cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Công an huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang phối hợp với lực lượng chức năng điều tra vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 21 giờ 50 phút ngày 30-6 khiến 1 người tử vong.
Năm 2021 là dấu mốc quan trọng kỷ niệm 20 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28-6) và Tháng Hành động quốc gia về phòng-chống bạo lực gia đình với chủ đề 'Gia đình bình an-xã hội hạnh phúc'. Những năm qua, công tác này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Gia Lai quan tâm chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng nhằm củng cố, tôn vinh, lan tỏa giá trị tốt đẹp của gia đình Việt.
Những năm qua, việc đảm bảo tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) trong tuyển dụng, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý được cấp ủy và chính quyền các địa phương quan tâm. Cơ chế ưu tiên, tạo động lực đã khuyến khích người có trình độ phát huy năng lực, qua đó, góp phần đổi mới công tác cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ DTTS. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, một số địa phương vẫn còn thực trạng sinh viên DTTS ra trường khó tìm được việc làm.
Nhờ quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nên số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) từ đầu năm đến nay giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2020.
Những lá thư cảm ơn của người dân là nguồn cổ vũ tinh thần quý giá để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Gia Lai tiếp tục phấn đấu, tận tụy phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.
Gia Lai là tỉnh miền núi có tỷ lệ đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm gần 50% dân số, một số hợp tác xã đã đứng ra kết nối người dân với doanh nghiệp trong phát triển chuỗi liên kết để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ, tăng thu nhập. Đây được xem như cầu nối, tạo cơ hội thoát nghèo, ổn định cuộc sống cho bà con dân tộc thiểu số.
Tai họa ập đến gia đình anh Hoàng Văn Bình (46 tuổi), trú xã Ia Hla, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, khi người con trai Hoàng Văn Quyền (19 tuổi) trong một lần đi chơi tại nhà bạn ở huyện Chư Sê bị một nhóm thanh niên không quen biết vây đánh gây thương tích.
Những năm gần đây, phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng. Có được kết quả đó là bởi huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong toàn dân và hơn hết là sự đóng góp của những cá nhân giàu lòng nhân ái.
Thác Yon Tok thuộc địa phận xã Ia Glai, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Nơi đây có sự góp mặt của 3 dòng thác: thác chính ở giữa ầm ào ngày đêm và 2 thác phụ ở hai bên như suối tóc muôn đời chảy mãi. Khi những tia nắng cuối ngày chiếu xuống, thác Yon Tok tựa như dải lụa mềm mại, bồng bềnh trôi.
Không chỉ hỗ trợ cây giống, huyện Chư Pưh còn tạo điều kiện để người dân tham gia chuỗi liên kết trồng, bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp thông qua hợp tác xã. Với giá chanh dây ngày một tăng như hiện nay, 140 hộ dân tham gia mô hình đang có thu nhập khá, từng bước hoàn thành mục tiêu 'lấy ngắn nuôi dài' trong thời điểm thiếu vốn.
Giá hồ tiêu liên tục tăng cao trong thời gian gần đây, hiện đang giữ ở mức 73.000 đồng/kg khiến nông dân Gia Lai vừa mừng vừa băn khoăn về việc trồng mới. Trước những trăn trở này, chính quyền địa phương cũng như chuyên gia nông nghiệp đều khuyến cáo người dân chỉ nên duy trì chăm sóc diện tích hồ tiêu hiện có.
Nhiều bí thư chi bộ thế hệ 9X đã phát huy tính năng động, sáng tạo và trở thành hạt nhân chính trị ở các buôn làng vùng sâu, vùng xa của tỉnh Gia Lai.Trưởng thành từ phong trào thanh niênTuy mới 29 tuổi nhưng anh Rah Lan Phun đã có 5 năm làm Trưởng thôn và 2 năm làm Bí thư Chi bộ làng Hra, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh. Tuy thi đậu vào một trường cao đẳng ở TP. Hồ Chí Minh, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh Phun buộc phải gác lại chuyện đèn sách.
Năm 2021, các tỉnh Tây Nguyên dồn toàn lực để vừa chống dịch Covid-19 vừa duy trì phát triển kinh tế. Trong bối cảnh hết sức khó khăn nhưng đã có 4/5 tỉnh Tây Nguyên có mức tăng trưởng xuất khẩu nông sản mạnh mẽ; trong đó có 2 tỉnh xuất khẩu đạt trên dưới 1 tỷ USD. Điều này chứng tỏ tiềm lực xuất khẩu nông sản ở Tây Nguyên là rất lớn và đang được nâng cao. Những mô hình chuyển đổi, những cách làm đổi mới sáng tạo như liên kết vùng, chuyển đổi số… đã và đang hứa hẹn những đơn hàng xuất khẩu thu về tỷ USD trong nay mai.
120 phần quà Tết đã được đại diện lãnh đạo Văn phòng HĐND tỉnh Gia Lai trao cho người nghèo ở huyện Chư Prông, Chư Pưh và TP. Pleiku.
Huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là xây dựng vùng chuyên canh cây trồng có giá trị kinh tế cao nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập.
Ngày 29-12, UBND xã Ia Hla (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) tổ chức ra mắt Nông hội chăn nuôi dê sinh sản thôn Sur B.
Từ nhiều nguồn vốn, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đẩy mạnh đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Những kết quả đạt được trong lĩnh vực này là nền tảng vững chắc tạo đà cho kinh tế-xã hội của huyện ngày càng phát triển.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) lần thứ X đề ra mục tiêu đến năm 2025 có 8/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có 2/8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và có ít nhất 15/53 làng đạt chuẩn NTM. Để đạt được mục tiêu này, cấp ủy, chính quyền địa phương đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp thiết thực.
Những năm qua, Chi bộ Trường THPT Trần Cao Vân (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với nhiệm vụ dạy và học. Nhờ đó, dù mới thành lập 5 năm nhưng nhà trường đã từng bước khẳng định chất lượng giáo dục.
Sau khi nghỉ hưu về với buôn làng, vị đại tá Công an ấy vẫn là người tiên phong trong nhiều phong trào, góp phần đẩy lùi các tập tục lạc hậu. Đó là câu chuyện của ông Rơ Mah Chuin-già làng Sung O Boong Nga, xã Ia O, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
Ngày 15-9, Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án cấp cao tại Đà Nẵng đã tuyên sửa bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai trong vụ án 'Giết người' xảy ra trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai. Theo đó, bị cáo Phạm Xuân Nam (SN 1991, trú tại làng Tai Pêr, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) được Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên án 6 năm tù so với mức án 12 năm của bản án sơ thẩm.
Ngày 25-6, UBND huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai tổ chức hội thi văn hóa cồng chiêng lần thứ X-năm 2020. Hội thi thu hút sự tham gia của 200 nghệ nhân đến từ các xã, thị trấn của huyện.
Thực hiện sự phân công của Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Pưh, từ năm 2010, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện đã triển khai nhiều biện pháp để chuyển hóa các địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự. Đến nay, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa bàn này đã chuyển biến tích cực.
Trong cơn giận dữ, Phạm Xuân Nam (SN 1991, trú tại làng Tai Pêr, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã cầm dao đoạt mạng người tình của vợ. Cuộc tình vụng trộm đã khiến người chết, kẻ vào tù, 2 gia đình rơi vào cảnh tan nát cùng tương lai bấp bênh của những đứa trẻ.
Hội đồng xét xử TAND tỉnh Gia Lai vừa tuyên phạt sơ thẩm 12 năm tù bị cáo Phạm Xuân Nam (SN 1979, trú thôn Tai Pêr, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) về tội giết người.
Thấy trai lạ ôm vợ ngay tại căn nhà của mình, chồng nổi máu ghen, cầm dao chém tình địch khiến người này thiệt mạng.
Ngày 7/5, TAND tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt bị cáo Phạm Xuân Nam (SN: 1991, trú tại xã Ia Hla, huyện Chư PưhGia Lai) 12 năm tù về tội 'Giết người'.
Mua phải giống chanh dây giả, kém chất lượng, bao nhiêu công sức, tiền của, cơ hội đã đầu tư vào vườn chay dây, đến khi thu hoạch chỉ cho lá, hoặc quả rất ít, đẩy nhiều nông dân lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.