Xây dựng môi trường làm việc hòa nhập, văn hóa đa dạng và bao trùm có sự gắn kết chặt chẽ với bình đẳng giới; chính sách quản lý lao động phù hợp, đảm bảo vấn đề tiền lương, phúc lợi và an sinh xã hội, hoặc luôn lắng nghe và thấu hiểu chính người lao động được xem là 'chìa khóa' để vực dậy và giữ chân nguồn nhân lực, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn…
Hầu hết người lao động cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng do Covid-19 và có xu hướng cân nhắc đến việc cắt giảm thời gian làm việc, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao của doanh nghiệp cho rằng, hòa nhập và bình đẳng giới trong việc vực dậy củng cố nguồn lực lao động góp phần đẩy nhanh tốc độ phục hồi tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững.
Các lãnh đạo doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã thảo luận về tầm quan trọng của các giá trị đa dạng, hòa nhập và bình đẳng giới trong việc phục hồi lực lượng lao động và tăng trưởng kinh tế tại diễn đàn mang tên 'Vực dậy nguồn lực lao động trong giai đoạn phục hồi hậu COVID-19 - Xây dựng nơi làm việc hòa nhập'. Diễn đàn do Mạng lưới doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ phát triển quyền năng phụ nữ (VBCWE) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam phối hợp với Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) tổ chức.
Để đạt được bình đẳng giới nơi làm việc, các doanh nghiệp nên vượt thoát ra khỏi các chỉ số định lượng vì tuy chúng dễ đo lường nhưng khi đạt được vẫn có thể không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của bất bình đẳng giới. Đây là ý kiến của các chuyên gia tại tọa đàm 'Bình đẳng giới tại nơi làm việc: Từ lý thuyết đến thực hành trên thế giới và Việt Nam', tổ chức ngày 3/3.
Việc đầu tư qua lăng kính giới không chỉ giúp thúc đẩy những thay đổi ý nghĩa trong xã hội mà còn đem lại lợi nhuận đáng kể cho các nhà đầu tư.
Gia tăng vai trò của phụ nữ trong bộ máy lãnh đạo là yếu tố giúp tăng cường sức mạnh đội ngũ và xây dựng nơi làm việc lý tưởng, góp phần nuôi dưỡng những giá trị cốt lõi về văn hóa và gắn kết nhân viên. Đây là nền tảng để doanh nghiệp vững vàng vượt qua khủng hoảng và bứt phá đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố hôm nay cho thấy, các doanh nghiệp ở Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực giỏi. Tình trạng này có thể được giải quyết bằng cách tuyển dụng và hỗ trợ nhiều phụ nữ hơn đảm nhận các vị trí quản lý.
Australia đang mở rộng hợp tác với Việt Nam về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và bình đẳng giới bởi Australia hiểu rằng phụ nữ rất quan trọng đối với sự thành công và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.