Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu nhận định: Việc thành lập Khu kinh tế phía Nam Hải Phòng sẽ là cú hích quan trọng đối với sự phát triển của thành phố, là giải pháp căn cơ để Hải Phòng 'dọn tổ' đón 'đại bàng' - những nhà đầu tư lớn trong tương lai.
3 khu kinh tế cửa khẩu là Móng Cái, Hoành Mô – Đồng Văn và Bắc Phong Sinh được khai thác đã và đang góp phần cho phát triển kinh tế khu vực biên giới nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.
Khu Kinh tế Vân Phong vừa được HĐND tỉnh Khánh Hòa thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ quy hoạch 7 phân khu chức năng.
Hải Phòng đang hiện thực hóa giấc mơ một khu kinh tế xanh rộng hàng chục nghìn ha bao gồm công nghiệp công nghệ cao, cảng logistics hiện đại và các khu công nghiệp sinh thái.
Huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) đang tích cực đẩy mạnh giải ngân hơn 630 tỷ đồng vốn đầu tư công, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch đặt ra.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành thu hồi 8 dự án có tổng mức đầu tư 550 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Kiểm toán nhà nước (KTNN), trong giai đoạn 2017-2021, công tác quản lý, bảo vệ môi trường (BVMT) đối với các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được quan tâm, chú trọng, nhưng vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Theo Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS Research), quỹ đất Khu công nghiệp (KCN) có thể cho thuê không còn nhiều nên đơn vị nào sở hữu nhiều mặt hàng này sẽ là lợi thế lớn. Trên thị trường, Đầu tư Sài Gòn VRG (Mã: SIP) lại nổi lên là doanh nghiệp đang sở hữu quỹ đất KCN nhiều nhất.
7 phân khu chức năng tại Khu Kinh tế Vân Phong vừa được HĐND tỉnh Khánh Hòa thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ quy hoạch.
Bước vào năm 2024, Quảng Ninh đối mặt với nhiều thuận lợi và thách thức đan xen trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH. Song với nỗ lực của cả hệ thống chính trị toàn tỉnh, nhất là các giải pháp chủ động, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, Quảng Ninh đã hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đó là thành quả của quyết tâm, chung sức và đồng lòng.
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm mà BCH Đảng bộ tỉnh đề ra là tập trung thu hút nguồn vốn FDI thế hệ mới vào các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT); tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư triển khai các dự án sau cấp phép, nhất là các dự án, công trình động lực, trọng điểm... trước đó, Quảng Ninh cũng đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ này.
HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV vừa hoàn thành tốt đẹp Kỳ họp thứ 19 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2024). Diễn ra trong bối cảnh, toàn tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực và sức mạnh tổng hợp; phấn đấu hoàn thành mục tiêu tròn một thập kỷ tăng trưởng GRDP trên 10%, các quyết sách tại kỳ họp mang ý nghĩa rất quan trọng, tiếp tục giải quyết kịp thời các đòi hỏi của thực tiễn; trực tiếp phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để tỉnh tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm và những năm tiếp theo.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà nhấn mạnh, chính sách về hỗ trợ đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh phải đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, tạo được sức hấp dẫn với nhà đầu tư.
Ngày 12/7, Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các khu công nghiệp (KCN) tỉnh phối hợp với UBND huyện Lý Sơn công bố, công khai Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đô thị Lý Sơn.
Ngày 10/7, Kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa 14 đã bế mạc, thông qua 25 nghị quyết với sự thống nhất rất cao từ các đại biểu HĐND tỉnh.
Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua 25 nghị quyết theo thẩm quyền với sự đồng thuận, thống nhất cao từ các đại biểu HĐND tỉnh.
Vận động doanh nghiệp chấm dứt 41 dự án thương mại, dịch vụ đã cấp chủ trương đầu tư nhưng chưa thực hiện tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi.
Đạt mức tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, tỉnh Quảng Ninh xác định cần tiếp tục có những giải pháp trọng tâm trong nửa cuối năm để đạt mức tăng GRDP 2 con số trong cả năm. Đây là nội dung quan trọng trong kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh Quảng Ninh khai mạc sáng nay (8/7).
Dù đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhưng 41 dự án thương mại, dịch vụ ở Khu kinh tế Dung Quất chưa được giao đất, cho thuê do vướng quy định và đứng trước nguy cơ chấm dứt dự án.
Chiều ngày 6/7, Công đoàn Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An tổ chức Tọa đàm 'Kinh nghiệm, giải pháp khắc phục khó khăn trong hoạt động công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp'; biểu dương cán bộ công đoàn cơ sở tiêu biểu; sơ kết hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm 2024.
Khu kinh tế (KKT) phía Nam TP Hải Phòng có tổng diện tích 20.000 ha, nằm trên địa bàn bao gồm một phần quận Đồ Sơn và một phần các huyện: An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.
30 dự án thương mại, dịch vụ ở Khu kinh tế Dung Quất không thể giao đất, cho thuê đất vì vướng quy định của pháp luật. Thế nhưng, các dự án này cũng chẳng thể buộc chấm dứt vì không phải lỗi của nhà đầu tư.
Quảng Ngãi đã và đang chú trọng đổi mới công tác quản lý KKT Dung Quất và các KCN tỉnh, nhằm tận dụng, phát huy tốt đa lợi thế của các KKT, KCN trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Tham quan KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh), đoàn công tác của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đánh giá cao sự phát triển của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Sáng 1/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp cho ý kiến điều chỉnh Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 KCN phía đông Dung Quất (Quy hoạch KCN phía đông Dung Quất).
Năm 2023, Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện Quảng Ngãi đang tập trung triển khai thực hiện quy hoạch, từng bước hiện thực hóa khát vọng vươn lên trở thành tỉnh phát triển khá của Vùng miền Trung.
Ngày 29/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, cùng lãnh đạo các sở, ngành, đã đi kiểm tra tình hình hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, tại cửa khẩu Hoành Mô, huyện Bình Liêu.
Khối thi đua các Ban Quản lý KCN, KCX, KKT miền Tây Nam Bộ hiện có 122 KCN, KCX, KKT, với tổng diện tích 137.516 ha. Trong đó, có 52 KCN, KCX, KKT đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 106.874 ha.
Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ có mục tiêu hằng năm cho Khu kinh tế Dung Quất tương ứng mức 10% - 15% số thu trên địa bàn nộp về Ngân sách Trung ương để đầu tư, sửa chữa, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng.
Tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) đã phối hợp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Lễ công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung, bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc).
Tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Lễ công bố mở chính thức cặp cửa khẩu Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc), bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc).