Đồng Nai có trữ lượng khoáng sản, đặc biệt đá xây dựng, khá lớn ở khu vực Đông Nam bộ. Đây là nguồn vật liệu quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như các tỉnh, thành trong khu vực.
Thống kê tại 32 mỏ đá đang hoạt động ở Đồng Nai có tổng diện tích hơn 1,1 ngàn ha. Nếu tính cả các mỏ đã ngưng hoạt động thì diện tích tăng lên nhiều.
Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản (TNKS), nâng cao hiệu lực, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, nguy cơ thất thoát tài nguyên, huyện Hà Trung đã triển khai nhiều giải pháp, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội trên địa bàn.
Kết luận thanh tra của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ rõ nhiều sai sót của Sở TN&MT cùng một số sở, ngành, đơn vị.
Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các nội dung kiến nghị liên quan đến cấp phép không đúng quy định hàng loạt mỏ đá, mỏ sét trên địa bàn.
Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ ra nhiều sai sót của Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan trong việc cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc kiểm toán tài nguyên khoáng sản, Kiểm toán nhà nước (KTNN) khu vực VI đã tiến hành kiểm toán tại thành phố Hải Phòng từ ngày 28/3/2022 đến ngày 11/5/2022.
UBND TP. Nha Trang vừa ban hành Kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn thành phố năm 2023.
Công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản (KS) trên địa bàn Quảng Bình thời gian gần đây đã tạo được sự chuyển biến. UBND tỉnh đánh giá, công tác quản lý tài nguyên KS bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Công tác cấp giấy phép hoạt động KS thực hiện theo hướng cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực KS.
Ngày 17/8/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1752/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012 - 2019, tầm nhìn đến năm 2024, bổ sung vào quy hoạch nhóm khoáng sản đất làm vật liệu san lấp (VLSL). Quyết định này tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thống nhất trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, trong đó có tài nguyên đất làm VLSL. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng khan hiếm đất đắp tại các công trình xây dựng. Trước thực tế này, Sở Tài nguyên và môi trường (TN&MT) đang khẩn trương trình UBND tỉnh để triển khai các trình tự, thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản (KTKS) đất làm VLSL theo đúng quy định của Luật Khoáng sản.
Bức xúc trước việc các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản (KTKS) tại thôn Đồng Om, xã Cao Dương (Lương Sơn) sử dụng mìn khai thác đá gây rung chấn, làm hư hỏng nhà cửa, công trình của các hộ dân; không thực hiện theo cam kết bồi thường thiệt hại..., ngày 7/12 vừa qua, người dân thôn Đồng Om tiếp tục dùng đá, gậy gộc, cành cây chặn đường, không cho xe ô tô ra, vào 6 mỏ khai thác đá.
HBĐT - Trên cơ sở xem xét, lựa chọn các nội dung đề xuất chất vấn của các Ban của HĐND tỉnh, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh, tại Kỳ họp thứ mười hai, HĐND khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Thường trực HĐND tỉnh thống nhất lựa chọn 2 nhóm vấn đề để đại biểu HĐND tỉnh chất vấn UBND tỉnh, thành viên UBND tỉnh tại Phiên chất vấn tại Hội trường gồm: Trách nhiệm quản lý Nhà nước của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND TP Hòa Bình trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Hòa Bình. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) và quản lý lĩnh vực điện lực (các hợp tác xã (HTX) điện năng) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Báo Hòa Bình xin trích đăng một số ý kiến quan trọng tại phiên chất vấn tại Kỳ họp.
Huyện ủy Diên Khánh vừa có văn bản giao UBND huyện chỉ đạo các lực lượng của huyện và các địa phương đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác khoáng sản (KTKS) trái phép, đặc biệt là tại các xã có ranh giới tiếp giáp với huyện Khánh Vĩnh, như: Diên Đồng, Diên Thọ, Diên Xuân; kiên quyết không để hình thành các 'điểm nóng' về KTKS trái phép trên địa bàn. Công an huyện tăng cường lực lượng tuần tra xử lý các trường hợp vận chuyển khoáng sản trái phép, phối hợp với Đội liên ngành của huyện và các địa phương tập trung kiểm tra, xử lý các trường hợp KTKS trái phép.
Tình trạng vi phạm các quy định về an toàn lao động (ATLĐ) và môi trường tại các mỏ đá, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) trên địa tỉnh khá nhức nhối. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về chấp hành các quy định pháp luật về ATLĐ và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các mỏ đá, cơ sở sản xuất VLXD.
Ban KT-XH, HĐND huyện Tân Biên tổ chức giám sát tại Phòng Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý hoạt động thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện.
UBND TP. Nha Trang vừa có văn bản giao UBND xã Vĩnh Ngọc khẩn trương xử lý dứt điểm tình trạng khai thác khoáng sản (KTKS) trái phép tại khu vực núi Hòn Thơm. Đồng thời, tổ chức kiểm điểm các cá nhân có liên quan do thiếu trách nhiệm trong việc tham mưu, chỉ đạo xử lý tình trạng KTKS trái phép.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương yêu cầu các sở, ngành, đơn vị tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản.
Sáng 5/8, Cục Thuế tỉnh tổ chức giao ban để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 7 tháng và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác tháng 8 và các tháng tiếp theo năm 2022.
Đại biểu Quách Thanh Hải, Tổ đại biểu TP Hòa Bình chất vấn: Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện có 91 dự án được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác thác khoáng sản (KTKS) còn hiệu lực và 1 dự án đang thực hiện các thủ tục để triển khai dự án. Có rất nhiều hệ lụy từ việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, gây ảnh hưởng, tác động xấu tới môi trường và cuộc sống người dân. UBND tỉnh đã và sẽ có những giải pháp gì để chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong khai thác khoáng sản theo quy định hiện hành của pháp luật về kỹ thuật khai thác, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
Đó là thực tế các cơ quan chức năng, các ngành, địa phương và UBND tỉnh nhìn nhận, đánh giá về hiệu quả hoạt động của các dự án khai thác khoáng sản (KTKS) đá làm vật liệu xây dựng (VLXD) thời gian qua.
Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi vừa thanh tra về cấp phép, quản lý khai thác khoáng sản (KTKS) làm vật liệu thông thường tại Sở TN&MT; việc chấp hành pháp luật trong KTKS và nghĩa vụ tài chính tại 5 doanh nghiệp (DN).
Trên địa bàn tỉnh hiện có 91 dự án khai thác khoáng sản (KTKS) còn hiệu lực. Trong đó, huyện Lương Sơn có số dự án KTKS nhiều nhất với 47 dự án (chiếm 51,64% tổng số giấy phép), TP Hòa Bình có 7 dự án; các huyện: Kim Bôi, Yên Thủy mỗi huyện 6 dự án; Cao Phong, Lạc Sơn, Lạc Thủy mỗi huyện 5 dự án; Đà Bắc, Tân Lạc mỗi huyện 4 dự án; Mai Châu 2 dự án.
Thời gian qua, việc chấp hành quy định pháp luật của các doanh nghiệp (DN) có hoạt động khai thác khoáng sản (KTKS) còn hạn chế, phần lớn các DN lỗ nhiều năm, trong khi đó vẫn hoạt động khá rầm rộ, nợ thuế cao. Cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý thuế trong lĩnh vực KTKS.
Công tác quản lý khai thác khoáng sản (KTKS) trên địa bàn tỉnh đã được các cơ quan chức năng triển khai thực hiện. Tuy nhiên, việc KTKS, đặc biệt là khai thác đất làm vật liệu xây dựng có nhiều bất cập. Mới đây, Kỳ họp thứ sáu (chuyên đề), HĐND tỉnh khóa XVII đã thông qua việc điều chỉnh quy hoạch thăm dò khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2014 - 2019, tầm nhìn đến năm 2024. So với quy hoạch trước, nghị quyết lần này có bổ sung vào quy hoạch nhóm khoáng sản đất làm vật liệu san lấp.
Nam Định là tỉnh không có nhiều khoáng sản cả về trữ lượng và chủng loại; chủ yếu gồm: Cát làm vật liệu xây dựng thông thường với 14 điểm mỏ cát sông trên 4 tuyến sông lớn và 2 khu vực mỏ cát ven biển các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy với tổng trữ lượng khoáng sản cát khoảng 206.346.684m3; đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói phân bố chủ yếu ở các bãi bồi ven sông Hồng... Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Cuối tháng 4-2022, UBND H. Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện.
UBND huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) yêu cầu xử lý nghiêm đối với các các doanh nghiệp khai thác khoáng sản chưa lắp đặt camera, trạm cân; không cung cấp tên tài khoản, mật khẩu đăng nhập camera; không khắc phục các tồn tại theo yêu cầu mà không có lý do chính đáng.
Ngày 29/4, ông Võ Ngọc Tốt, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, UBND huyện vừa ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện.
Đồng Nai có hơn 40 dự án khai thác khoáng sản (KTKS) được UBND tỉnh và Bộ TN-MT cấp phép còn hiệu lực. Những năm qua, ngành công nghiệp KTKS trên địa bàn tỉnh khá sôi động, là nguồn cung cấp vật liệu xây dựng chính cho Đồng Nai và các tỉnh, thành miền Nam. Tuy nhiên, hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản đã gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, bức xúc của người dân.
Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến hoạt động của một số đơn vị, doanh nghiệp, gây ra những khó khăn, thách thức trong công tác thu ngân sách nhà nước (NSNN). Do đó, ngành Thuế đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu NSNN dịp cuối năm.