Cơ quan điều tra (CQĐT) xác định, sau khi trúng đấu giá 262 lô đất tại Khu đô thị Nam TP Tuy Hòa (Phú Yên), bà Ngô Thị Điều, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư xây dựng và du lịch An Phú Thịnh, đã sang nhượng 259 lô, thu về 320 tỷ đồng song chỉ ghi trên hợp đồng 157 tỷ đồng, nhằm trốn thuế.
CQĐT Công an tỉnh Phú Yên vừa bắt tạm giam bà Ngô Thị Điều, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần phát triển đầu tư xây dựng và du lịch An Phú Thịnh để điều tra về tội 'Trốn thuế'. Bà Điều là người có liên quan đến vụ lùm xùm bán đấu giá 262 lô đất tại Khu đô thị Nam TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên).
Bà Ngô Thị Điều (ở TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) người đã trúng đấu giá 262 lô đất ở Khu đô thị mới Nam Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) bị bắt về tội Trốn thuế.
Nữ chủ tịch công ty ở TP Quy Nhơn (Bình Định) mua sỉ 262 lô đất ở Phú Yên bị khởi tố, bắt tạm giam tội trốn thuế.
Trong những năm qua, từ nguồn vốn sự nghiệp kiến thiết thị chính phân bổ cho các huyện, thành phố, hàng trăm công trình, phần việc đã được thực hiện để xây dựng, chỉnh trang các đô thị trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần từng bước thay đổi diện mạo các đô thị, ngày càng khang trang, văn minh hơn.
Cơ quan chức năng TP.HCM xây dựng khẩn cấp Bệnh viện dã chiến ở khu đô thị Nam thành phố trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Hàng loạt dự án ở Khu Nam (TPHCM) hơn 20 năm vẫn chưa đền bù xong, nay vừa được Thanh tra Chính phủ đề nghị thu hồi. Tuy nhiên, đến nay người dân vẫn tiếp tục phải chờ quyết định thu hồi từ cơ quan thẩm quyền của TPHCM.
Báo cáo của Thanh tra Chính phủ về kết quả kiểm tra tại Khu đô thị Nam thành phố (khu Nam) cho thấy, có 97 dự án cấp 1 đầu tư vào khu Nam với diện tích 2.216ha, tương đương với 80% diện tích quy hoạch khu Nam và 2 khu tái định cư với diện tích gần 81ha đang triển khai.Toàn bộ các dự án ở khu Nam đều không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án đầu tư. Việc lựa chọn nhà đầu tư do UBND TP Hồ Chí Minh hoặc Ban quản lý khu Nam chỉ định.
Đến năm 2025, chuyển đổi số sẽ đóng góp 25% GRDP của TP.HCM. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nói như vậy khi trao đổi về việc thực hiện mục tiêu phát triển trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII.
Sở GTVT TP.HCM vừa tiếp tục ra văn bản yêu cầu Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng sửa chữa ngay các vị trí mặt đường hư hỏng trên đường Nguyễn Văn Linh.
Ngày 11–4–2016, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định 1252/QĐ-UBND 'Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và giai đoạn 2021 – 2030'. Quyết định đã nêu quan điểm: Phát triển đô thị là giải pháp quan trọng đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, CNH, HĐH và phát triển dịch vụ; đẩy mạnh công nghiệp hóa và phát triển dịch vụ cũng là giải pháp thực hiện đô thị hóa. Phát triển đô thị phải gắn với đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội, kiểm soát chất lượng môi trường, hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới; xây dựng đô thị có điều kiện sống tốt, tăng cường sức cạnh tranh đô thị trong khu vực và quốc tế.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công một số hình mẫu khu đô thị hiện đại, văn minh.
Trước tình trạng vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng, Thường trực Thành ủy TP.HCM đã phải ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU và UBND TP.HCM ban hành kế hoạch 3333/KHH-UBND triển khai các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố.
Ngày 1-10, Thành ủy TPHCM giao ban chuyên đề giữa Thường trực Thành ủy TPHCM và Thường trực UBND TPHCM với Thường trực Quận ủy, Huyện ủy và Thường trực UBND quận, huyện tháng 9-2019.
Sở TN&MT sẽ hướng dẫn các địa phương các điều kiện để được chuyển mục đích.
Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh cho biết, huyện đã xử lý 48 cán bộ, công chức, viên chức để xảy ra vi phạm trong việc chậm cưỡng chế, lập hồ sơ xử lý vi phạm, lập hồ sơ xử lý người sử dụng đất…
Lãnh đạo Sở Xây dựng TPHCM nhìn nhận, không loại trừ yếu tố tiêu cực liên quan đến công chức, nhân viên thực hiện công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng. Đây là một trong những nguyên nhân chính, dẫn đến vi phạm xây dựng trên địa bàn TPHCM vẫn tồn tại, diễn biến phức tạp.
Dự án Khu đô thị Nam TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng với số vốn hơn 712 tỷ đồng. Trong đó, riêng hệ thống cấp, thoát nước và hệ thống điện được phê duyệt đầu tư trên 134 tỷ đồng. Thế nhưng, sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, đến nay hàng chục hộ dân sống tại những mặt bằng thuộc dự án này và những mặt bằng lân cận vẫn chưa có điện, nước để phục vụ cho sinh hoạt...