Sau lễ khánh thành, các phương tiện sẽ được lưu thông vào cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây và Mai Sơn - Quốc lộ 45.
Phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Đoàn Anh Dũng về sự chuẩn bị của địa phương trong việc tận dụng lợi thế khi 2 tuyến cao tốc qua tỉnh được đưa khai thác.
Sở GTVT Bình Thuận đề nghị bố trí phương án an toàn giao thông, lắp đèn tín hiệu phù hợp tại các nút giao 2 đoạn cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết và Phan Thiết-Dầu Giây.
Chiều 23/2, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng đã làm việc với huyện Tuy Phong. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
Những ngày này, các đơn vị đang thi công nước rút để kịp khánh thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc -Nam qua Bình Thuận vào dịp 30/4, có tổng chiều dài 160,3 km, gồm 3 dự án thành phần: đoạn Cam Lâm -Vĩnh Hảo (12 km), Vĩnh Hảo - Phan Thiết (100,8 km), và Phan Thiết - Dầu Giây (47,5 km). Đây là sự kiện quan trọng mà cán bộ - nhân dân Bình Thuận mong đợi từ lâu.
Dự án đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Bình Thuận dài hơn 160 km. Trong đó, tuyến Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài hơn 100 km, được khởi công cuối năm 2020 và dự kiến hoàn thành trước ngày 30/4/2023. Hiện các nhà thầu huy động nhiều máy móc và nhân công, chạy đua với thời gian để thi công kịp tiến độ.
Dự án Khu công nghiệp (KCN) Tuy Phong được Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 31/12/2013 với diện tích sử dụng đất 150 ha. Đến nay, chủ đầu tư KCN Tuy Phong đã hoàn thành cơ bản các thủ tục pháp lý để triển khai thực hiện dự án. Tuy nhiên, so với tiến độ đăng ký đầu tư, kết quả đầu tư xây dựng KCN Tuy Phong còn chậm.
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Thuận đã đề xuất xây dựng nâng cấp 7 trục giao thông kết nối hai tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây để nối thông đến quốc lộ 1, các trục đường ven biển, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh này thông qua 7 nút giao cao tốc.
Từ 7 nút giao kết nối cao tốc, tỉnh Bình Thuận đề xuất làm hàng loạt tuyến đường kết nối ra QL1, đường ven biển, khu công nghiệp.
2 tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây qua tỉnh Bình Thuận dài hơn 148 km có 7 nút giao nối với các khu vực đô thị, du lịch ven biển.
Dự kiến vào cuối tháng 4/2023, hai tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây sẽ đi vào vận hành khai thác. Để kết nối với các đầu mối giao thông, các đô thị, các khu, cụm công nghiệp, các vùng du lịch trọng điểm, các trung tâm logistics, Bình Thuận sẽ xây 7 nút giao liên thông cao tốc.
Năm 2022, tuy dịch Covid-19 không còn phức tạp nhưng trong điều kiện còn nhiều khó khăn sau đại dịch cộng với giá cả vật tư, xăng, dầu tăng cao, tình hình thế giới có nhiều biến động, nhất là chiến sự xảy ra giữa Nga và Ukraine đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tại trụ sở Cảng Sài Gòn, lễ ký kết thỏa thuận hợp tác, giữa Cảng Quốc tế Vĩnh Tân (đơn vị thành viên của Tập đoàn Thái Bình Dương) với Cảng Sài Gòn và Vantage Holdings vừa diễn ra vào ngày 5/7/2022, nhằm tăng cường phát triển dịch vụ hàng hóa tại Bình Thuận với các cảng trọng điểm vùng Đông Nam bộ.
Những năm gần đây ngành công nghiệp của tỉnh có bước phát triển khá nhanh, và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế. Tiềm năng, lợi thế về công nghiệp của tỉnh từng bước phát huy hiệu quả, đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Thỏa thuận hợp tác giữa Cảng Quốc tế Vĩnh Tân và Khu công nghiệp Tuy Phong diễn ra cuối tháng 4 vừa qua dự báo sẽ hỗ trợ phát triển tiềm năng lợi thế của hai đơn vị đóng chân trên vùng đất nắng gió này. Bởi ở đây cảng quốc tế liền kề với quốc lộ 1A, ga đường sắt Vĩnh Hảo, cũng như gắn kết cao tốc Bắc – Nam đang hình thành.
Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Cảng Quốc tế Vĩnh Tân với Khu Công nghiệp Tuy Phong vừa được diễn ra tại cảng này, với sự chứng kiến của ông Nguyễn Trung Trực, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong; ông Phùng Hữu Cư, Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Thuận, đại diện chính quyền hai xã Vĩnh Tân, Vĩnh Hảo.
Trên địa bàn Bình Thuận có 9 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận quy hoạch phát triển thành lập đến năm 2020, với tổng diện tích hơn 3.000 ha.
Là huyện nằm phía bắc của tỉnh Bình Thuận, nơi có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển công nghiệp, năng lượng, nhiều dự án đầu tư lớn được quan tâm triển khai như: Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, Cảng quốc tế Vĩnh Tân, Khu công nghiệp Tuy Phong, các dự án điện gió, điện mặt trời, đường trục ven biển Hòa Thắng – Phan Rí Cửa, Xí nghiệp may Tuy Phong... đã tạo động lực phát triển vùng kinh tế phía bắc của tỉnh.
Nếu so với các nơi trong tỉnh có dịch bùng phát trong năm 2021, Tuy Phong là huyện bị dịch bùng lên muộn nhất và kéo dài đến hết năm, trước khi được công nhận vùng xanh vào ngày 7/1/2022. Chỉ khoảng 10 ngày về lại bình thường, không khí của phục hồi và phát triển kinh tế đã xuất hiện, ngay tại thị trấn Phan Rí Cửa, thị trấn mang sắc đỏ nhiều tháng nay.
Thực hiện linh động kịp thời 'mục tiêu kép' vừa phòng chống dịch, vừa đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh và thu hút đầu tư. Do vậy hoạt động tại các khu công nghiệp (KCN) trong năm nay vẫn đem lại kết quả tích cực…
Bước đầu các bên đã thỏa thuận các hợp đồng ghi nhớ, với diện tích đăng ký khoảng 50 ha trong Khu công nghiệp Tuy Phong. Đây được xem là bước khởi đầu cho việc hình thành khu công nghiệp ở vùng đất nắng gió, thu hút các nhà đầu tư đến với huyện.
Ông Nguyễn Minh Hòa, ngụ tại thị trấn Liên Hương (Tuy Phong) phản ánh: Khu công nghiệp Tuy Phong được khởi công xây dựng từ năm 2014, có quy mô 150ha, do Công ty TNHH Tân Đại Tiền làm chủ đầu tư. Qua hơn 5 năm triển khai xây dựng đến nay hạ tầng khu công nghiệp chưa xong, chưa có nhà đầu tư thứ cấp nào vào đầu tư. Người dân huyện Tuy Phong mong muốn chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và mời gọi các nhà đầu tư thứ cấp sản xuất ngành nghề phù hợp, nhằm tạo việc làm cho lao động tại địa phương.
Lãnh đạo các tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam chia sẻ dự cảm, nhận định về triển vọng thu hút đầu tư khá sáng sủa trong năm 2015 vào khu vực này.