Ông Kim Sung Hun, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Amkor Technology Việt Nam cho biết, Nhà máy sản xuất chíp ở Bắc Ninh sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt ngay trong năm 2024.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, đại diện Công ty TNHH Amkor Technology Việt Nam cho biết, công ty đã sản xuất sản phẩm đầu tiên, đang tiến hành kiểm nghiệm.
Vừa qua, Công ty Amkor Technology Việt Nam chính thức khánh thành nhà máy Amkor quy mô lớn nhất thế giới tại Khu công nghiệp (KCN) Yên Phong 2C do Tổng Công ty Viglacera – CTCP đầu tư và phát triển.
Sáng 11/10, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự lễ khánh thành nhà máy bán dẫn của tập đoàn Amkor Technology tại Khu Công nghiệp Yên Phong II-C, tỉnh Bắc Ninh.
Với việc các doanh nghiệp bán dẫn của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan lần lượt tìm đến đặt nhà máy, Việt Nam đang bắt đầu đón nhận các cơ hội của một thị trường ngàn tỷ USD.
Việt Nam đang có nhiều cơ hội để thu hút đầu tư và phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, nhưng có lẽ cần nhiều hơn nữa sự chuẩn bị sẵn sàng.
Nhà máy bán dẫn công nghệ cao tại Bắc Ninh của Tập đoàn Amkor (Hàn Quốc), với tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD dự kiến sản xuất thử vào cuối tháng 10 năm nay. Nhà máy bán dẫn công nghệ cao tại Bắc Ninh là nhà máy lớn nhất của Amkor trên toàn cầu.
Bài toán hiện nay đối với Việt Nam không chỉ là nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài, mà còn phải nâng cả số lượng. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để thực hiện 'nhiệm vụ kép' này.
Các nhà đầu tư đang cân nhắc việc tăng vốn đầu tư và đầu tư mới vào một số lĩnh vực như công nghệ cao, công nghệ xanh, năng lượng nếu môi trường đầu tư tiếp tục ổn định. Tuy nhiên, vấn đề cải thiện thủ tục hành chính vẫn đang là trở ngại lớn.
Nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu, thiết bị bán dẫn tại tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn 1,6 tỷ USD của Tập đoàn Amkor Technology (Hàn Quốc) đang triển khai xây dựng đúng tiến độ, dự kiến hoàn công vào tháng 9/2023, cuối tháng 10/2023 sẽ đưa vào sản xuất thử…
Dù hiện tại, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn trong xu hướng giảm, nhưng rất nhiều cơ hội đang ở phía trước.
Đã đến lúc Việt Nam nhìn nhận lại chiến lược thu hút FDI để chuyển mình thích nghi với bối cảnh mới khi chính sách ưu đãi lớn cho nhà đầu tư là thuế sắp không còn tác dụng và cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các nước ngày càng gay gắt hơn.Trong cuộc trao đổi với báo chí xung quanh câu chuyện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam liên tiếp sụt giảm gần đây, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với Mekong ASEAN, cho rằng FDI giảm bởi đây là xu hướng tất yếu, không tránh khỏi khi quá trình tái cấu trúc thương mại toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, ông Cường cho rằng đã đến lúc Việt Nam nhìn nhận lại chiến lược thu hút FDI để chuyển mình thích nghi với bối cảnh mới.Theo chuyên gia ADB, chiến lược thu hút FDI phải thay đổi, từ việc tập trung thu hút FDI từ những tập đoàn lớn và các biện pháp như giảm thuế, giãn thuế có thể sẽ không còn phù hợp trong thời gian tới.
Cần có biện pháp rõ ràng khi chính sách thuế tối thiểu toàn cầu được thực hiện, phát triển năng lượng tái tạo cho sản xuất xanh, và sớm cải thiện tình hình cải cách thủ tục hành chính đang có chiều hướng chậm lại là ba vấn đề lớn mà cộng đồng doanh nghiệp FDI kiến nghị Thủ tướng trong buổi gặp gỡ vào cuối tuần trước.
Trước cam kết và chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu Chính phủ, cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài cam kết tiếp tục kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.
Ba tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vừa cam kết đầu tư mới và mở rộng đầu tư năm 2023 vào Việt Nam lên đến 3,7 tỷ USD. Nhà đầu tư 'ngoại' mong muốn Chính phủ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam
Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, quy định và xây dựng lộ trình áp thuế tối thiểu toàn cầu, sẽ có các giải pháp thu hút đầu tư, hỗ trợ khác ngoài thuế như đất đai, chi phí nghiên cứu khoa học, nhà ở xã hội… để khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài.
Thế giới đang chứng kiến những biến động nhanh, phức tạp và khó lường trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh, thiên tai, dịch bệnh… gây ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phục hồi và phát triển, trong đó có Việt Nam, nhất là về đầu tư, thương mại, tài chính, tiền tệ. Trước bối cảnh đó, việc Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài sáng 22/4 cho thấy sự quan tâm, đồng hành, chia sẻ khó khăn của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Để ứng phó với những khó khăn, thách thức khi thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng, các nhà đầu tư FDI cho rằng, cần xây dựng các chính sách ưu đãi phù hợp, cạnh tranh để thu hút đầu tư…