Khi những ruộng lúa bắt đầu trổ đòng, rẫy mì lên xanh mởn thì cũng là lúc đồng bào Bahnar ở xã Kon Pne (huyện Kbang) tất bật chuẩn bị Tết ăn con dúi để cầu Yàng phù hộ cây lúa tốt tươi, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm.
Năm 2004, xã Kon Pne (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã có đường ô tô tới trung tâm. Tuy nhiên, hành trình của chúng tôi đến nơi từng được mệnh danh là 'ốc đảo' này vào cuối năm 2005 vẫn không thể nói là thuận lợi.
Những ngôi nhà mái ngói thay dần những mái tranh, vách nứa cùng với đó là hệ thống kênh mương kiên cố, hệ thống giao thông được bê tông hóa, những thiết chế văn hóa cơ sở được đầu tư xây dựng… đang dần đổi thay bộ mặt của huyện miền núi Vĩnh Thạnh. Nơi đây được xem là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Bình Định với 12 dân tộc anh em sinh sống.
Thời điểm này, trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, nhiều công trình hạ tầng cơ sở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 đang được triển khai với tiến độ khẩn trương. Nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy và nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Chúng tôi không ngạc nhiên khi nghe thông tin đến giờ xã Kon Pne (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) mới có duy nhất 1 người trưởng thành từ xã tốt nghiệp đại học, bởi đây từng là nơi xa xôi và khó khăn nhất tỉnh. Chỉ ngạc nhiên vì nỗ lực của người làm nên 'kỳ tích' ấy là cô gái Bahnar Y Nết. Cô vừa trúng tuyển biên chế giáo viên, được phân công về dạy học tại Trường Tiểu học và THCS Trạm Lập (xã Sơn Lang, huyện Kbang).
Chiều 5-5, đoàn Phân ban Phật tử Dân tộc T.Ư thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử T.Ư đã đến thăm và gặp mặt lãnh đạo H.Vĩnh Thạnh và trao quà từ thiện đến đồng bào dân tộc tại địa phương.
Giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế của người dân sống gần rừng. Công tác này gắn với việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã tác động tích cực đến ý thức của người dân trong việc tham gia quản lý, bảo vệ rừng và nâng độ che phủ rừng.
Từng được ví như 'ốc đảo' giữa đại ngàn, xã Kon Pne (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình chiếc áo mới-chiếc áo của sự khởi sắc, ấm no. Đến nay, xã đã hoàn thành 13/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và đặt mục tiêu về đích nông thôn mới vào năm 2025.
Hồi mới chia tách tỉnh Gia Lai và Kon Tum, xã Kon Pne chỉ có 3 làng (Kon Hleng, Kon Ktonh, Kon Kring) với 80 nóc nhà, hoàn toàn rơi vào thế cô lập ba bề núi dựng. Xã Đak Pne thuộc tỉnh Kon Tum, xã Kon Pne thuộc huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Vùng đất một thời là 'ốc đảo' biệt lập với bên ngoài này giờ đang chuyển mình như một giấc mơ kỳ diệu.
Đến khoảng 9 giờ ngày 23/5, một số khu vực bầu cử ở các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã kết thúc sớm việc bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp.
Nhờ tham gia nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng, hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) mà đồng bào Bahnar ở xã Kon Pne (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) từng bước cải thiện đời sống, phát triển sinh kế và gắn bó hơn với rừng.
Tôi vừa có chuyến công tác tại xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 10 năm trở lại, tôi cảm nhận rõ hơn bao giờ hết sự khởi sắc của vùng đất gian khó ngày nào.
Qua hơn 2 năm tăng cường hoạt động tuyên truyền miệng, 176 tuyên truyền viên (TTV) cơ sở của huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã góp sức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và người dân.
Thời điểm này, xã Kon Pne (huyện Kbang) mới chỉ đạt 13/19 tiêu chí về xây dựng xã nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây đang ra sức vượt qua khó khăn, quyết tâm thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm đạt chuẩn NTM trong năm 2020.
Ngoài việc giao đất, giao rừng, hợp đồng giao khoán các làng đồng bào Bahnar tham gia quản lý bảo vệ rừng, xã Kon Pne (huyện Kbang, Gia Lai) còn phát huy vai trò của các già làng trong công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng cùng tham gia giữ rừng.
Giữa tháng 4-1952, bok Wừu đi họp chi bộ ở làng Bok Rei thuộc xã Bắc Đak Đoa nhằm triển khai một số nhiệm vụ quan trọng theo chỉ đạo của Huyện ủy Plei Kon. Họp xong, bok cùng 2 đồng chí Nhi (Pan) và Phò (Nam) trở về xã Nam Đak Đoa. Khi đến gần làng Đê Kol cách Bok Rei khoảng 2 km thì bok bị địch phục kích bắt lại lần thứ 3.