Ban Chỉ huy Phòng-chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 4 và công tác ứng phó bão lũ trên địa bàn tỉnh.
Những ngày qua, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở ở Gia Lai đã cùng vào cuộc, khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó với bão số 4 nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là thiệt hại về người. Hiện tại, các địa phương đang huy động các nguồn lực để khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra.
Do ảnh hưởng của bão số 4 (Noru), nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị mất điện, nguyên nhân chủ yếu do gió to khiến cây ngã đổ vào đường dây.
Sáng 22-9, ông Nguyễn Hữu Tuyến-Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã có buổi đối thoại với cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn huyện.
Dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng những người từng tham gia vận chuyển hàng hóa thiết yếu, vận động quyên góp lương thực phục vụ cách mạng cũng đã đóng góp không nhỏ vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Khí hậu ở Kbang kể cũng lạ. Cùng một thời điểm trong ngày nhưng nơi này, nơi kia chênh nhau 1-2 độ là chuyện thường. Khẳng định điều ấy nhờ bản tin dự báo thời tiết, bằng cảm nhận trực tiếp cùng cách giải thích rất khoa học bởi độ cao so với mực nước biển và mật độ che phủ của rừng khác nhau.
Hiện nay, nông dân các xã có diện tích trồng cây mắc ca lớn ở huyện Kbang như: Sơ Pai, Sơn Lang, Đak Rong, Krong, Đak Smar và thị trấn Kbang đang bước vào vụ thu hoạch. Tuy năng suất mắc ca không cao nhưng hạt tươi được bán với giá 80-85 ngàn đồng/kg khiến người dân phấn khởi.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, mùa mưa bão năm nay diễn biến khó lường, có thể xuất hiện nhiều đợt áp thấp nhiệt đới, bão nối tiếp nhau nên nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng trên địa bàn tỉnh. Do đó, các cấp, các ngành và người dân cần chủ động triển khai biện pháp ứng phó với mưa bão nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Sau 3 ngày diễn ra rộn ràng, sôi động, sáng 31-7, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức bế mạc Ngày hội Du lịch Kbang năm 2022. Ngày hội thu hút trên 120 gian hàng và hơn 4.300 người tham quan, mua sắm.
Trong 2 ngày (14 và 15-7), HĐND huyện Chư Păh và Kbang (tỉnh Gia Lai) nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 6 nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và đề ra giải pháp, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2022.
Ngày 12-7, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 809/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình dự kiến 78.585 tỷ đồng.
Người Tây Nguyên xưa có thói quen trao đổi với cư dân trên khắp bán đảo Đông Dương những thứ mình sẵn có từ rừng để lấy về những thứ mình cần mà không có, không làm ra được.
Nhằm tạo điều kiện để các hội viên đi thực tế sáng tác tại huyện Kbang có cơ hội giao lưu, công bố tác phẩm, tối 7-7, Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai tổ chức chương trình thơ-nhạc với chủ đề 'Kbang ngày trở lại' với sự tham dự của đông đảo hội viên.
Đó là chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang vào chiều 14-6 về tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2022 và một số vấn đề liên quan.
Ngày 26-5, Công ty Điện lực Gia Lai tiến hành đóng điện và đưa vào sử dụng công trình cấp điện cho khu giãn dân làng Kon Hleng, xã Kon Pne, huyện Kbang. Công trình này góp phần giúp huyện Kbang xóa làng 'trắng' về điện lưới quốc gia.
Qua 10 năm triển khai thực hiện, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho hàng ngàn hộ dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa thông qua việc nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng. Trách nhiệm, nhận thức về bảo vệ, phát triển rừng của cộng đồng dân cư được nâng lên đã tác động tích cực, toàn diện đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Ngày 18/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Quyết định số 560/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Chương trình).
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, các trận động đất tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) khiến nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị ảnh hưởng. Động đất xảy ra vào thời điểm cuối mùa khô, đầu mùa mưa nên tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất tại các khu vực bị tác động khi một lượng lớn nước mưa ngấm qua các kẽ nứt trên bề mặt.
Lời Tòa soạn: Thời gian qua, công tác dân vận nói chung và dân vận chính quyền nói riêng đạt được những kết quả quan trọng, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà. Trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, công tác dân vận cần được tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã có cuộc phỏng vấn Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Võ Thanh Hùng xung quanh vấn đề này.
Hồi mới chia tách tỉnh Gia Lai và Kon Tum, xã Kon Pne chỉ có 3 làng (Kon Hleng, Kon Ktonh, Kon Kring) với 80 nóc nhà, hoàn toàn rơi vào thế cô lập ba bề núi dựng. Xã Đak Pne thuộc tỉnh Kon Tum, xã Kon Pne thuộc huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Vùng đất một thời là 'ốc đảo' biệt lập với bên ngoài này giờ đang chuyển mình như một giấc mơ kỳ diệu.
Sáng 12-3, Nhân kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng tỉnh Gia Lai (17/3/1975-17/3/2022), Thường trực HĐND và UBND tỉnh tổ chức dâng hoa, dâng hương và trồng cây tại Nhà bia di tích lịch sử HĐND cách mạng và UBND cách mạng tỉnh (làng Tăng Lăng, xã Krong, huyện Kbang).
'Đảng ta là đạo đức, là văn minh/Là thống nhất, độc lập, là hòa bình, ấm no...' (Hồ Chí Minh). Mùa xuân này, chúng ta long trọng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng (3-2). Và như nhiều Tết đã qua, 'sinh nhật' Đảng năm nay tròn trặn lòng xuân, trong niềm vui năm mới. Đặc biệt, xuân này là xuân thành công, xuân thắng lợi: khống chế, đẩy lùi dịch bệnh, duy trì sự ổn định và phát triển đất nước.
Từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã triển khai thực hiện các mô hình, dự án phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm giảm nghèo bền vững.
Dù tiến độ thi công bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song Công ty Điện lực Gia Lai đã vượt khó để đảm bảo các dự án được hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng kế hoạch năm 2021.
Ngày 29-10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên đã ký Quyết định số 988/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch truy thu Quỹ phòng-chống thiên tai năm 2020.
10 năm qua, nhờ hưởng ứng cuộc vận động 'Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững', hàng ngàn hộ dân ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã cải thiện cuộc sống.
Trong vụ mùa 2021, tổng diện tích cây trồng trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bị ảnh hưởng do khô hạn là 2.671 ha, ước tổng thiệt hại hơn 23 tỷ đồng.
Số tiền hỗ trợ của các nhà hảo tâm đã giúp một nữ sinh có hoàn cảnh khốn khó viết tiếp ước mơ vào đại học. Hoặc từ những khoản đóng góp nhỏ, nhiều hộ nghèo đã có được những căn nhà nghĩa tình mà chưa bao giờ họ dám nghĩ đến. Những sẻ chia ấy đã khiến cuộc sống trở nên ấm áp hơn bao giờ hết.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã tạo động lực để các cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng có nguồn thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo bền vững.
Ngày 22-9, ông Đinh Văn Hải-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết, đơn vị vừa phối hợp bàn giao 5 nhà 'Đại đoàn kết' cho hộ nghèo, cận nghèo.
Từ nguồn kinh phí Dự án 'Sức mạnh 2000', Trung tâm Tình nguyện Quốc gia (thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) đã thực hiện nhiều công trình ý nghĩa tại các xã khó khăn ở Gia Lai như: nhà nội trú, 'cầu hạnh phúc', 'ngôi nhà hạnh phúc'… cho học sinh và người dân.
Mặt trời chưa hiện hình trong màn sương đặc quánh, ông A Nghem (làng Kon Ktonh, xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã vác cuốc lên rừng. Mai là Tết con dúi, phải kiếm cho kỳ được một con để cúng Yàng.
Những năm gần đây, việc khai thác tự phát đã khiến cây tắc kè đá-một loại dược liệu quý dưới tán rừng có nguy cơ cạn kiệt. Trăn trở trước thực trạng ấy, thầy Lục Văn Chiến-giáo viên Trường THPT Anh Hùng Núp (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã thử nghiệm nhân giống vô tính nhằm bảo tồn loài dược liệu này.
Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và người dân, đến nay, xã Đak Rong (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã hoàn thành 18/19 tiêu chí nông thôn mới (NTM). Hiện địa phương đang triển khai nhiều giải pháp nhằm 'cán đích' NTM vào cuối năm 2021.
Với tinh thần 'Tất cả vì học sinh thân yêu', Công an huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã kết nối, vận động nhiều tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng phòng học, công trình phụ… tại một số điểm trường vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời, đơn vị tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa 'tiếp sức' cho các em đến trường.
Từ năm 2018 đến nay, Công ty Điện lực Gia Lai đã đầu tư gần 650 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện, góp phần đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Thời gian qua, lực lượng chức năng huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tăng cường công tác phối hợp, triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng. Nhờ đó, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn đã được kéo giảm đáng kể.
Thời gian qua, với tinh thần 'tương thân tương ái', 'tất cả vì học sinh thân yêu', Công an huyện Kbang, Gia Lai đã kết nối, vận động nhiều tổ chức, cá nhân đóng góp, xây dựng phòng học, công trình phụ... tại một số điểm trường thuộc các địa bàn đặc biệt khó khăn. Đồng thời, đơn vị tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tiếp sức cho các em đến trường.