Giáo viên và 27 học sinh mầm non đã được di dời khỏi trường, mượn nơi khác dạy học để tránh sạt lở núi Mang Kà Muồng (xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi).
Gương mẫu, uy tín, tích cực đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa là nhận xét của bà con làng Bồ (xã Ia Yok, huyện Ia Grai) khi nhắc đến Trưởng thôn Rơ Châm Ó.
Công an huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam đối tượng có hành vi hiếp dâm trẻ dưới 16 tuổi.
Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án 'Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok'.
Sáng 28-2, Thường trực Hội Cựu chiến binh huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp cùng xã Ia Yok tiến hành khởi công xây dựng nhà nghĩa tình đồng đội' cho hội viên Rơ Châm Hyah ở làng Bồ.
Để hoa văn, họa tiết của người Jrai được thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo trên mỗi sản phẩm đan lát từ mây tre của vùng quê Bắc Bộ, ông Nguyễn Xuân Quang (58 tuổi, thôn Tân An, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã có hành trình nối đầy ý nghĩa.
Nhờ đổi mới phương thức đào tạo, chú trọng 'học đi đôi với hành' mà Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hiệu quả nhiều lớp dạy nghề, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.
Toàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có hơn 2.600 hộ dân thuộc 6 huyện miền núi có nguy cơ đối diện với tình trạng bị sạt lở đất, đá cần được ưu tiên di dời. Những nơi này thường xuyên bị chia cắt khi xảy ra lũ lụt khiến người dân nơi đây lo lắng mỗi khi mùa mưa bão đến.
Phát hiện nam sinh không có mặt tại điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023, cán bộ CSGT đã cùng tình nguyện viên đến nhà đánh thức nam sinh ngủ quên, dùng xe chuyên dụng 'hộ tống' đến điểm thi.
Thí sinh ở Quảng Ngãi ngủ quên được các bạn đoàn viên thanh niên tình nguyện đánh thức; được lực lượng CSGT đưa đến điểm thi trước giờ thi chỉ vài phút bằng xe đặc chủng.
Đại diện Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho biết, do thời tiết nắng nóng, các điểm thi sẽ tăng cường nước tại trước phòng thi để thí sinh bớt thời gian di chuyển.
Thí sinh ngủ quên được các đoàn viên đánh thức và đưa đến điểm thi trước giờ thi chỉ vài phút bằng xe đặc chủng của cảnh sát giao thông.
Với cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số Jrai ở Tây Nguyên, nước là mạch nguồn của sự sống, sinh trưởng và phát triển. Vì thế, hàng năm, người Jrai luôn tổ chức Lễ cúng giọt nước để cầu mong thần nước phù hộ cho dân làng luôn được khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong làng đều tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây cũng là một biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của cộng đồng đồng bào dân tộc Jrai.
Hiện nay, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai tiến bộ nhiều mặt, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao. Nhiều gia đình có tiền gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy lãi, khi cần tái đầu tư mở rộng sản xuất. Lâu nay, dân làng cố gắng học tập tấm gương làm kinh tế của ông Rơ Châm Nhưl (làng Hreng, xã Hòa Phú, huyện Chư Păh). Dù đã hơn 70 tuổi nhưng ông vẫn siêng năng, sáng tạo trong lao động và chi tiêu tiết kiệm. Nhờ đó, ông làm được nhà ở khang trang, sở hữu gần 10 ha đất sản xuất, mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt và phương tiện phục vụ sản xuất. Ông còn dành gần 500 triệu đồng gửi tiết kiệm ngân hàng. Ông vui vẻ cho biết: 'Con cái trong nhà làm ăn giỏi giang, hiếu thảo, nhưng vợ chồng mình vẫn thích chủ động dự phòng tuổi già'. Cũng ở tuổi 70 nhưng bà Rơ Châm H'Plur là chủ hộ sản xuất kinh doanh giỏi ở làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai. Gia đình bà có 7 ha cà phê, hơn 5 sào lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mỗi năm, gia đình thu nhập hơn 500 triệu đồng. Làm ăn khấm khá, thu nhập ổn định nên bà H'Plur có điều kiện đầu tư làm nhà kiên cố, tái đầu tư sản xuất kinh doanh, giúp đỡ bà con nghèo trong làng, có nguồn tiền dôi dư gửi tiết kiệm ngân hàng. Bà bộc bạch: 'Mình đứng tên trong sổ tiết kiệm gửi tại Phòng Giao dịch Vietcombank Biển Hồ hơn 300 triệu đồng, kỳ hạn 6 tháng. Con mình đứng tên sổ tiết kiệm cũng gửi ngân hàng này hơn 200 triệu đồng, kỳ hạn 3 tháng. Gửi tiền vào ngân hàng đảm bảo an toàn không phải lo nghĩ gì nhiều'. Bà Rơ Châm H'Plur (bìa trái) trò chuyện với bà con làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai. Ảnh: Hoàng Cư Nhiều người dân ở làng Bồ (xã Ia Yok, huyện Ia Grai) khi được tuyên truyền, vận động cũng đã gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng thương mại. Bà Cao Thị Vân-Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Ia Yok-cho hay: 'Hiện nay, nhiều người dân ở làng Bồ có nguồn tích lũy bảo nhau gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Tuy khoản tiền gửi giá trị không lớn, thường từ vài ba chục triệu đồng trở lên nhưng đây là tín hiệu rất đáng mừng tron
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, từ tối 9 đến trưa 10/10, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 80-150mm. Đặc biệt, tại các huyện miền núi có nơi lượng mưa lên đến hơn 200mm, gây chia cắt giao thông nhiều tuyến đường.
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022), sáng 23-7, đoàn công tác do đồng chí Thái Thanh Bình-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các bệnh binh, thân nhân liệt sĩ tại huyện Ia Grai. Cùng đi có lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Ia Grai.
Ngày 17-4, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Yok (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) tổ chức ra mắt Câu lạc bộ nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại làng Bồ.
5 năm qua, Đảng bộ xã Ia Yok (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) chú trọng triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó đã tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống người dân.
Trong khi chưa có kinh phí làm các khu tái định cư cho người dân vùng sạt lở ở núi Làng Bồ và núi Van Cà Vãi, chính quyền huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) xin phương án khẩn cấp để chống sạt lở núi.
Sáng 16-4, Ban Chỉ huy Quân sự, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Hội Nông dân huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp UBND xã Ia Yok tổ chức khởi công xây dựng nhà 'Đại đoàn kết' cho gia đình bà Rơ Châm Bối, là hộ nghèo ở làng Bồ.
Chiều 1-2, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Phượng-Trưởng Khoa khám, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai (126 Wừu, phường Ia Kring, TP. Pleiku) cho biết vừa phẫu thuật miễn phí thành công cho 1 bệnh nhân nhi bị đục thủy tinh thể bẩm sinh hiếm gặp.
Ngày 9/11, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đã đi thực địa tại 2 huyện Sơn Tây và Minh Long (Quảng Ngãi) và phối hợp với địa phương khắc phục sạt lở đất do mưa lớn sau bão số 9 gây ra trên địa bàn.
Tại khu vực núi Làng Bồ, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đang xuất hiện tình trạng đất, đá trượt dài đổ xuống nhà dân.
Ứng phó với bão số 10 sắp đổ bộ vào miền Trung, Quảng Ngãi quyết định sơ tán hàng nghìn người ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở núi.
Chương trình 'Mỗi tổ chức Hội giúp đỡ ít nhất 1 hội viên thoát nghèo theo tiêu chí đa chiều' được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ia Grai (tỉnh Gia Laii) triển khai thực hiện hiệu quả. Từ những hình thức giúp đỡ đa dạng, thiết thực, nhiều hội viên đã từng bước thoát nghèo.
Ngày 29-12, tại Nhà văn hóa làng Bồ, xã Ia Yok, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã diễn ra lễ kết nghĩa giữa Công ty Cà phê 706 và làng Bồ.
Từ đầu năm đến nay, huyện Ia Grai (Gia Lai) đã tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Huyện phấn đấu đến cuối năm sẽ có 6 làng đạt chuẩn NTM.
Ở làng Bồ, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi có một người thương binh rất đặc biệt khi mất cả hai cánh tay nhưng vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, là cầu nối để chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến với từng hộ dân. Đó là thương binh Phan Văn Hào.
Đó là Ngô Văn Dết (sinh năm 1996, khoa Kỹ thuật trường Đại học Phạm Văn Đồng, tỉnh Quảng Ngãi). Sau nhiều tháng miệt mài sáng tạo, Dết đã chế tạo thành công bàn tay robot cho người khuyết tật. Đây là sản phẩm không mới nhưng giá chỉ có 3 triệu đồng (trong khi nhiều sản phẩm cùng loại lên thị trường có giá thành gấp vài chục lần), giúp người khuyết tật được thuận lợi hơn trong cuộc sống, sinh hoạt.