Kbang hướng đến phát triển du lịch xanh

Việc cao nguyên Kon Hà Nừng được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới đã mở ra triển vọng để huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đầu tư phát triển du lịch và các mô hình kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh. Du lịch xanh với các tiêu chí về bảo vệ môi trường thiên nhiên gắn với hoạt động khám phá, trải nghiệm văn hóa bản địa, mang lại sinh kế cho người dân là mục đích mà địa phương đang hướng đến.

Tơ Tung bảo tồn nghề đan lát

Nghề đan lát không chỉ giúp nhiều gia đình ở xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) có thêm nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần bảo tồn nghề thủ công truyền thống của đồng bào Bahnar.

Âm vang cồng chiêng nữ

Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của những câu lạc bộ cồng chiêng nữ trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã mang lại sức sống mới cho không gian văn hóa cồng chiêng để di sản trường tồn cùng dòng chảy thời gian.

Khai thác tiềm năng và tận dụng cơ hội để du lịch cất cánh

Gia Lai có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên, những năm qua, ngành Du lịch của tỉnh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. Điều này cho thấy, để ngành 'công nghiệp không khói' thực sự cất cánh cần phải có những giải pháp đúng đắn, phù hợp và hiệu quả.

Chuyện chưa kể về những ngày cuối đời của anh hùng Núp

Người con dâu duy nhất còn ở lại chăm sóc ngôi nhà, hương khói cho anh hùng Núp tại làng Stơr tiết lộ nhiều câu chuyện cuối đời của ông.

Bảo tồn văn hóa Bahnar và phát triển du lịch tại Kbang, Gia Lai

Là địa phương giàu bản sắc văn hóa, có truyền thống cách mạng và được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan đẹp, huyện Kbang là nơi có tiềm năng du lịch bậc nhất ở phía đông bắc tỉnh Gia Lai. Du lịch cộng đồng đang mang lại hiệu quả cao, hỗ trợ đắc lực để địa phương quảng bá, bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của người Bahnar bản địa.

Bên thềm sông Ba cổ

Theo các nhà khoa học, thung lũng An Khê là 'cái nôi cổ xưa nhất của loài người trên thế giới'. Những công bố về kết quả khảo cổ học ở Rộc Tưng-Gò Đá trong 5 năm (2014-2019) hoàn toàn thuyết phục các học giả, nhà khoa học uy tín trên thế giới.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

Vườn Quốc gia Kon Ka rộng 41.780ha nằm về phía đông bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku khoảng 50km. Đây là điểm du lịch sinh thái lý tưởng, rất thích hợp với các du khách tới nghỉ ngơi, an dưỡng và nghiên cứu khoa học.

Kbang kết nối di sản để phát triển du lịch

Sở hữu 2 vùng không gian gồm di sản văn hóa (khu vực phía Nam) và di sản thiên nhiên (khu vực phía Bắc), huyện Kbang có điều kiện để hình thành những sản phẩm du lịch mới mẻ, độc đáo ở Đông Trường Sơn.

Làng kháng chiến Stơr: Đa dạng dịch vụ để thu hút du khách

Đến Làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang), du khách không phải mua vé vào cổng và được chiêm ngắm những hiện vật, nghe kể những câu chuyện thú vị về đời sống văn hóa của đồng bào Bahnar, về Anh hùng Núp.

Ngày hội tôn vinh các giá trị di sản văn hóa Gia Lai: Độc đáo, hấp dẫn

Gần 500 học sinh các trường THPT trên địa bàn TP. Pleiku đã tham gia ngày hội tôn vinh các giá trị di sản văn hóa tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai sáng 22-11. Hoạt động độc đáo, hấp dẫn này do Bảo tàng tỉnh tổ chức nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11).

Lội rừng tìm Pơ Kao Yă Prac

Khi những cơn mưa đầu mùa trút nước, những mầm xanh nơi cánh rừng ở xã Tơ Tung (huyện Kbang) bắt đầu chuyển mình sau tháng ngày khô hạn. Đây là thời điểm người dân vào rừng tìm hái loài hoa có tên Pơ Kao Yă Prac (còn gọi là hoa nghệ rừng) về làm món ăn yêu thích. Du khách từng một lần thưởng thức món ăn dân dã này cũng đâm ra 'nghiện' nên bắt đầu săn lùng, tìm mua.

Mở lối cho du lịch cộng đồng - Kỳ 2: Nhiều khó khăn, thách thức

Tiềm năng du lịch cộng đồng ở nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai tại các địa phương trong tỉnh đã rõ, thế nhưng làm gì để khai thác tiềm năng này vẫn là bài toán nan giải. Một số nơi người dân còn mơ hồ về cách làm du lịch, đồng thời loay hoay do thiếu tài lực, kiến thức, kinh nghiệm cùng những sản phẩm du lịch đặc trưng.

Bảo tồn di sản văn hóa: Cần dựa vào cộng đồng - Kỳ cuối: Giúp dân hưởng lợi từ di sản

Việc bảo tồn các giá trị của di sản văn hóa đã được tỉnh nỗ lực thực hiện từ nhiều năm qua. Nhưng công tác bảo tồn vẫn chưa phát huy hiệu quả như mong muốn do thiếu một chính sách tổng thể. Xung quanh việc này có nhiều vấn đề cần giải quyết, nhưng trước hết cần một sự hiểu biết và tôn trọng đối với di sản và những chủ nhân của nó.

Du lịch cộng đồng tại Gia Lai cần tạo dấu ấn riêng

Phát triển du lịch cộng đồng đang là mục tiêu ưu tiên của tỉnh Gia Lai. Đây cũng là hình thái du lịch phù hợp với xu hướng của du khách, đặc biệt là khách phương Tây. Nhưng để du lịch cộng đồng của Gia Lai không bị trùng lắp, tạo được dấu ấn riêng so với các địa phương khác trên cung đường Trường Sơn huyền thoại, đòi hỏi tỉnh phải có cách làm khác biệt.

Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Dương Văn Trang: Kbang cần quyết liệt trong lãnh đạo xây dựng nông thôn mới

Ngày 23-10, đoàn công tác do đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang và hệ thống chính trị xã Lơ Ku về tình hình xây dựng nông thôn mới (NTM) và một số vấn đề liên quan. Tham gia đoàn công tác có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh Gia Lai.

Đánh thức tiềm năng du lịch Đak Pơ

Nhiều thắng cảnh, dấu tích lịch sử và những ngôi làng Bahnar nguyên sơ cùng văn hóa bản địa đặc sắc đã làm cho Đak Pơ (Gia Lai) trở thành mảnh đất giàu tiềm năng du lịch. Dù vậy, vùng danh thắng ấy vẫn chưa được 'đánh thức'.

Về Làng kháng chiến Stơr: Ấn tượng sâu sắc

Ngày 19-10, Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình 'Về nguồn' cho chị em phụ nữ nhân kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2019). Điểm đến được chọn là Làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) để cùng nhau nhắc nhớ về truyền thống cách mạng đáng tự hào của tỉnh nhà.