NFT ở Việt Nam: do đâu luật chưa quy định nhưng vẫn phát triển?

Theo một báo cáo công bố vào tháng 5-2022 của Statista(1), Việt Nam nằm trong tốp 5 quốc gia có nhiều người sở hữu NFT nhất thế giới.Nếu như ta có thể chiêm ngưỡng một bức tranh 'gốc', thì người chủ sở hữu NFT phải có phần mềm thích hợp để sử dụng tác phẩm (xem, nghe). Thực tế, chúng ta mua NFT không phải để thưởng thức, mà là để thỏa mãn nhu cầu 'hàng hiếm' và để bán lại kiếm lời.

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: Khi Trung Quốc tham gia Thỏa thuận Hague

Vào tháng 2-2022, Trung Quốc đã chính thức ký kết Thỏa thuận Hague về kiểu dáng công nghiệp và vì thế, kể từ ngày 5-5-2022, đất nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đã trở thành thành viên thứ 77 của Hệ thống đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp quốc tế Hague. Việt Nam cũng là thành viên của hệ thống này từ năm 2019.Với hệ thống đăng ký bảo hộ quốc tế theo Thỏa thuận Hague, các doanh nghiệp Trung Quốc có thể đăng ký bảo hộ cùng một lúc tại 77 nước thành viên của hệ thống Hague, thủ tục sẽ nhanh gọn hơn và đỡ tốn kém hơn rất nhiều, so với việc đăng ký tại từng quốc gia một.

Toàn cầu hóa đang dần thay đổi?

Sau một số chính sách 'nước Mỹ trên hết' phản toàn cầu hóa của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, thì đại dịch Covid-19 và tiếp theo là cuộc chiến Nga – Ukraine đã và đang làm thay đổi bộ mặt của toàn cầu hóa.Đối với nhiều người, cuộc chiến Nga – Ukraine đã đặt dấu chấm hết cho mô hình thương mại tự do toàn cầu ổn định và cân bằng. Gần đây, những nỗ lực của Mỹ và nhiều nước châu Âu để loại trừ Nga ra khỏi hệ thống thương mại toàn cầu có thể sẽ dẫn đến kết quả là tạo ra các phe đối đầu nhau, và các quốc gia sẽ chỉ ưu tiên ký kết hiệp định thương mại tự do với các nước 'bạn bè'.

Tấn công mạng: thấy gì từ trong khủng hoảng Covid-19?

Tấn công mạng đã trở thành mối đe dọa thường xuyên hàng ngày, và việc xã hội ngày một số hóa sâu rộng hơn trong khủng hoảng Covid-19 lại chính là tác nhân làm mối đe dọa này trở nên nghiêm trọng hơn.Một số nước đang có khuynh hướng đưa vào luật quy định nghiêm cấm nhà cung cấp bảo hiểm chi trả tiền 'chuộc' mà nạn nhân phải cung cấp cho tội phạm mạng sử dụng mã độc tống tiền.

Tác phẩm tốt nghiệp của sinh viên – ai giữ bản quyền?

Gần đây, câu chuyện 'tranh từ trường học ra thị trường' đang làm giới yêu thích nghệ thuật bàn tán xôn xao.Việc đơn phương coi sản phẩm sáng tạo của sinh viên là thuộc quyền sở hữu của nhà trường có vẻ như đi quá xa, và không có cơ sở pháp lý vững chắc.

Bản quyền hình ảnh: thế nào để… không phạm luật?

Gần đây, khán giả Việt Nam lại chứng kiến một vụ lùm xùm mới về quyền tác giả trong giới showbiz Việt Nam. Từ đầu tháng 11, trên mạng xã hội Việt Nam xuất hiện thông tin Rap Việt sử dụng hình ảnh đồ họa của Jaime Jasso – một nhà thiết kế nước ngoài – để làm poster chương trình, mà không hề xin phép tác giả này.Khi hiểu rõ cơ chế bảo vệ cũng như ngoại lệ của luật về bản quyền, có thể hiểu rằng luật bản quyền không hề cứng nhắc, mà rất linh hoạt phù hợp với các nhu cầu chung của cộng đồng.

Bảo vệ thông tin cá nhân: Luật mới, nhưng liệu tinh thần có mới?

Luật Bảo vệ thông tin cá nhân của Trung Quốc (tên tiếng Anh: Personal Information Protection Law – PIPL) được thông qua vào tháng 8-2021 và đã có hiệu lực kể từ ngày 1-11-2021. Xin nhắc lại rằng trước PIPL, Trung Quốc đã thông qua Luật An ninh mạng (2017), Luật An ninh dữ liệu (2021), cũng như có một vài quy định liên quan tới việc bảo vệ thông tin cá nhân trong Bộ luật Dân sự, hay trong luật liên quan tới thương mại điện tử, nhưng đây là lần đầu tiên Trung Quốc có một luật riêng – bao quát cũng như chi tiết – liên quan tới dữ liệu cá nhân.PIPL không chỉ là luật về dữ liệu cá nhân, nó còn là luật về quản lý xã hội và an ninh quốc gia của Trung Quốc.Nếu như ở châu Âu, lý do chính cho sự ra đời của GDPR là để bảo vệ người dân không chỉ trước những nguy cơ lạm dụng từ giới doanh nghiệp, hay khỏi các hoạt động tội phạm mạng, mà còn trước nguy cơ lạm dụng từ chính cơ quan nhà nước, chính phủ, thì PIPL của Trung Quốc lại không hề mang sứ mệnh này.