Bản quyền hình ảnh: thế nào để… không phạm luật?

Gần đây, khán giả Việt Nam lại chứng kiến một vụ lùm xùm mới về quyền tác giả trong giới showbiz Việt Nam. Từ đầu tháng 11, trên mạng xã hội Việt Nam xuất hiện thông tin Rap Việt sử dụng hình ảnh đồ họa của Jaime Jasso – một nhà thiết kế nước ngoài – để làm poster chương trình, mà không hề xin phép tác giả này.Khi hiểu rõ cơ chế bảo vệ cũng như ngoại lệ của luật về bản quyền, có thể hiểu rằng luật bản quyền không hề cứng nhắc, mà rất linh hoạt phù hợp với các nhu cầu chung của cộng đồng.

Bảo vệ thông tin cá nhân: Luật mới, nhưng liệu tinh thần có mới?

Luật Bảo vệ thông tin cá nhân của Trung Quốc (tên tiếng Anh: Personal Information Protection Law – PIPL) được thông qua vào tháng 8-2021 và đã có hiệu lực kể từ ngày 1-11-2021. Xin nhắc lại rằng trước PIPL, Trung Quốc đã thông qua Luật An ninh mạng (2017), Luật An ninh dữ liệu (2021), cũng như có một vài quy định liên quan tới việc bảo vệ thông tin cá nhân trong Bộ luật Dân sự, hay trong luật liên quan tới thương mại điện tử, nhưng đây là lần đầu tiên Trung Quốc có một luật riêng – bao quát cũng như chi tiết – liên quan tới dữ liệu cá nhân.PIPL không chỉ là luật về dữ liệu cá nhân, nó còn là luật về quản lý xã hội và an ninh quốc gia của Trung Quốc.Nếu như ở châu Âu, lý do chính cho sự ra đời của GDPR là để bảo vệ người dân không chỉ trước những nguy cơ lạm dụng từ giới doanh nghiệp, hay khỏi các hoạt động tội phạm mạng, mà còn trước nguy cơ lạm dụng từ chính cơ quan nhà nước, chính phủ, thì PIPL của Trung Quốc lại không hề mang sứ mệnh này.