Sau gần 2 thập kỷ thực hiện di dân tái định cư thủy điện Sơn La, Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai, từ một vùng đất còn khó khăn bộn bề trong sắp xếp dân cư, di dân nay đã có những phát triển khởi sắc đáng khâm phục, trở thành miền quê trù phú bên hồ thủy điện trong xanh.
Luân chuyển, điều động cán bộ là chủ trương quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng. Vì vậy, xuyên suốt các nhiệm kỳ đại hội, đặc biệt từ nhiệm kỳ 2005-2010 đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ương, xây dựng, ban hành và triển khai hiệu quả các nghị quyết, đề án về luân chuyển, điều động cán bộ. Qua đó, cán bộ được luyện rèn, trưởng thành từ thực tiễn, đóng góp thiết thực vào công cuộc đổi mới, phát triển ở địa phương.
Cảnh sắc nên thơ mùa nước nổi, ẩm thực độc đáo vùng lòng hồ, cùng nhịp sống sôi động của người dân vùng tái định cư thủy điện Sơn La sau gần 20 năm nhường ruộng vườn, nhà cửa vì dòng điện của Tổ quốc… tất cả đã tạo nên một bức tranh xuân ấn tượng miền sơn thủy hữu tình – huyện Quỳnh Nhai (Sơn La).
Những năm gần đây, huyện Quỳnh Nhai đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân.
Hội Ngành nghề nông nghiệp, nông thôn huyện Quỳnh Nhai có 44 chi hội, hơn 3.700 hội viên. Những năm qua, Hội đã tập hợp hội viên, giúp đỡ nhau phát triển các mô hình kinh tế VAC, nuôi ong mật, nuôi thủy sản, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, tạo việc làm cho lao động địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân.
Những năm qua, huyện Quỳnh Nhai đã bứt phá vươn lên, thoát khỏi huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, trở thành huyện dẫn đầu toàn tỉnh về số xã đạt nông thôn mới và tự hào được chọn xây dựng huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh vào năm 2025.
Quỳnh Nhai là địa phương có nhiều thế mạnh để phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La. Để hạn chế các thiệt hại về kinh tế, huyện Quỳnh Nhai đang tích cực hỗ trợ, vận động các HTX, hộ nuôi trồng thủy sản chủ động triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ.
Sau khi thủy điện Sơn La tích nước đã tạo cho huyện Quỳnh Nhai diện tích mặt nước rộng lớn với hơn 10.500 ha, tạo điều kiện để nhân dân trong huyện khai thác gần 300 ha mặt nước phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản với 47 HTX thủy sản đã được thành lập, nuôi hơn 6.700 lồng cá.
Nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Nghị quyết phát triển nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ Thủy điện Sơn La là trúng, đúng và đi vào lòng dân.