Phục hồi du lịch biển đảo Lại Sơn

Du lịch biển đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang đang trên đà phục hồi nhanh, hoạt động trong trạng thái bình thường sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Tín ngưỡng thờ cá Voi cái

Có rất nhiều đền, miếu, lăng ở vùng biển Quảng Ngãi thờ cá Ông (cá Voi), nhưng đặc biệt tại lăng vạn Tân Thạnh, ở thôn Tân Hy 1, xã Bình Đông (Bình Sơn) có tín ngưỡng thờ cá Voi cái. Đây là nét riêng biệt so với các lăng vạn khác ở Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.

Bến Tre đón 64 nghìn khách du lịch trong dịp lễ

Trong những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, khách du lịch đến Bến Tre tăng cao. Theo số liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, từ ngày 30/4 đến 11 giờ ngày 2/5 tỉnh Bến Tre đón trên 64 nghìn lượt khách du lịch, tăng 85% so cùng kỳ năm 2021.

Lễ hội Nghinh Ông Đông Hải thu hút đông đảo ngư dân và khách thập phương

Từ ngày 8 – 10/4 (tức mùng 8 – 10/3 Âm lịch) đã diễn ra Lễ hội Nghinh Ông Đông Hải lần thứ XIX – năm 2022 tại lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.

Hàng ngàn người chen chân tại lễ hội Nghinh Ông Đông Hải

Lễ hội Nghinh Ông Đông Hải lần thứ XIX tại lăng Ông Nam Hải thu hút hàng ngàn người dân đến dự và cầu may mắn, giao thông bảo đảm an toàn.

Sáng 10-4 (nhằm ngày 10-3 âm lịch), tại thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, diễn ra Lễ hội Nghinh Ông. Đây là nghi thức cúng rước cá Ông (cá Voi) mà ngư dân miền biển gọi là vị thần Đại tướng quân Nam Hải đã có công không ít lần cứu giúp dân đi biển vượt qua sóng to gió lớn.

Lễ hội Nghinh Ông Đông Hải, Bạc Liêu vừa đảm bảo đời sống tâm linh vừa thu hút đông đảo khách gần xa

Từ ngày 8 – 10/4 (mùng 8 – 10/3 âm lịch) đã diễn ra Lễ hội Nghinh Ông Đông Hải lần thứ XIX – năm 2022 tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Ngày 10/4, các hoạt động thu hút hàng ngàn người đến tham quan, cúng bái tạo nên không khí rộn ràng, nhộn nhịp.

Cờ Tổ quốc nhuộm đỏ Lễ hội Nghinh Ông ở Bạc Liêu

Báo Người Lao Động trao tượng trưng cho 30 ngư dân tiêu biểu của huyện Đông Hải, Bạc Liêu những lá cờ Tổ quốc trong Chương trình Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển.

Bạc Liêu: Hơn 20 tàu, ghe tham gia lễ nghinh Ông ở thị trấn Gành Hào

Sáng 10/4, UBND huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức lễ diễu hành Nghinh Ông năm 2022, với sự tham gia của 21 tàu, ghe đánh bắt, khai thác thủy sản trên địa bàn huyện. Đây là hoạt động năm trong Lễ hội Nghinh Ông Đông Hải lần thứ XIX - năm 2022 diễn ra trong 3 ngày, từ 8 - 10/4.

Lễ hội Nghinh Ông Đông Hải thu hút đông đảo du khách tham quan, chiêm bái

Từ ngày 8 – 10/4 (tức mùng 8 – 10/3 âm lịch), tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu đã diễn ra Lễ hội Nghinh Ông Đông Hải lần thứ XIX – năm 2022.

Cà Mau: Độc đáo lễ hội Nghinh Ông của người dân xứ biển

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lễ hội Nghinh Ông chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội. Tuy vậy, lễ hội dân gian truyền thống này vẫn mang lại những nét văn hóa đặc sắc của cư dân vùng biển, là dịp du khách đến tham quan, giao lưu văn hóa.

Làng chài đẹp như tranh vẽ ở phố biển Quy Nhơn

Từ lâu, xã Nhơn Hải nổi tiếng là làng chài bình yên với cảnh quan thiên nhiên hữu tình, đẹp tựa tranh vẽ ở phố biển Quy Nhơn (Bình Định).

Tuy Phong: Sẽ đón du khách trong điều kiện thích ứng an toàn

Chùa Cổ Thạch, bãi đá Cà Dược, đình Bình An, lăng Ông Nam Hải… là những điểm đến lý tưởng, thu hút nhiều du khách ghé thăm tại Khu du lịch Bình Thạnh (Tuy Phong) nhiều năm qua. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 kéo dài đang là thách thức lớn cho ngành du lịch trong tỉnh nói chung và du lịch Bình Thạnh, Tuy Phong nói riêng.

Vẻ đẹp Hòn Yến

Danh thắng quốc gia quần thể Hòn Yến (Phú Yên) được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng. Ở đó có những gành đá lộ thiên, những rạn san hô phong phú về chủng loại. Trong đó, Hòn Yến, đảo đá gần bờ, như một cái dù tròn úp ngược, nơi từng trú ngụ của nhiều chim yến là điểm nhấn nổi bật nhất của quần thể danh thắng này.

Vàm Láng xưa và nay

Nói đến Vàm Láng (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), nhiều người biết là nơi có cảng cá lớn nhất khu vực Gò Công, có Lễ hội Nghinh Ông, di tích Lăng Ông Nam Hải… Vàm Láng từ thời vua Gia Long (năm 1802) là vùng đất hoang vu, rừng rậm, đầy thú dữ; qua quá trình khai hoang mở đất, sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đã hình thành và phát triển đô thị Vàm Láng hôm nay.

Trộm viếng Lăng

Đến thắp hương tại Lăng Ông Nam Hải (đường Trần Hưng Đạo, Q. Sơn Trà) vào chiều 2-3, chị Nguyễn Thị Vinh (1979, trú P. An Hải Tây, Q. Sơn Trà, Đà Nẵng) phát hiện Lăng Ông bị trộm 'viếng'. Kẻ gian đã phá ổ khóa cửa lăng, lấy trộm đi 3 bộ lư đồng trong lăng có giá khoảng 12 triệu đồng. Vụ việc đang được CAQ Sơn Trà thụ lý điều tra.

Phấn đấu đưa Kiên Hải trở thành điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với các hoạt động dịch vụ phong phú, đa dạng

Thực hiện Nghị quyết 03, ngày 16-11-2017 của Tỉnh ủy Kiên Giang; Kế hoạch số 109, ngày 18/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về phát triển du lịch của tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2015-2020 về phát triển du lịch huyện Kiên Hải…

Phấn đấu đưa Kiên Hải trở thành điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

UBND huyện Kiên Hải đã xây dựng kế hoạch cụ thể về phát triển du lịch, phấn đấu đưa Kiên Hải trở thành điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hấp dẫn của Tỉnh Kiên Giang...

Xây dựng thương hiệu du lịch văn hóaĐiểm danh những lợi thếCộng đồng phải cùng chung tay

Tổ chức World Travel Awards vừa công bố kết quả bình chọn Giải thưởng Du lịch thế giới lần thứ 27 (WTA) khu vực châu Á năm 2020 bằng hình thức trực tuyến. Việt Nam vinh dự được gọi tên trong cuộc bình chọn các hạng mục 'Điểm đến di sản hàng đầu châu Á', 'Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á' và 'Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á'. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam được bình chọn ở cả 3 hạng mục này tại sự kiện được đánh giá là 'Oscar của ngành du lịch thế giới'. Sự kiện mở ra cơ hội lớn để quảng bá rộng rãi hơn hình ảnh ngành văn hóa, du lịch, khi mà tình hình dịch bệnh ở nhiều nước vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Còn với Bình Thuận, không phải là 'đất di sản', nhưng trong dòng chảy của lịch sử, của sự phát triển đất nước, nhiều di tích, nét văn hóa, ẩm thực mang đậm dấu ấn người miền biển vẫn còn được lưu truyền, làm phong phú thêm vùng đất vốn chỉ có 'biển xanh – cát trắng - nắng vàng'.