Ở thời hiện đại, con người phải thường xuyên đối mặt với những áp lực, căng thẳng (stress) trong công việc, học hành và nhiều mối quan hệ khác. Nếu không tìm được cách giải quyết, không tự giải tỏa, về lâu về dài sẽ đem đến những hệ quả tiêu cực gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính người đó; tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2019, cứ 8 người thì có 1 người - tương đương 970 triệu người trên thế giới đang chung sống với rối loạn tâm thần. Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng rối loạn tâm thần có xu hướng gia tăng từ sau đại dịch Covid-19. Tuy vậy, dịch vụ chăm sóc cho các bệnh nhân còn nhiều hạn chế.
BBK -Sáng 31/7, Sở Y tế Bắc Kạn phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 tổ chức Hội thảo 'Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Bắc Kạn' thuộc dự án hỗ trợ kỹ thuật y tế giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tài khóa 2022 – 2023.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số (khoảng gần 15 triệu người). Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10% được tiếp cận điều trị một cách chính thức.
Sáng 7/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp Viện Pasteur Nha Trang tổ chức hội nghị tăng cường quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường cho các trung tâm tuyến huyện và 20 trưởng trạm y tế.
Nhiều người vẫn hiểu nhầm bị bệnh về tâm thần tức là bị tâm thần phân liệt. Trong khi đó, lo âu, trầm cảm cũng là vấn đề rối loạn tâm thần.
Rối loạn tâm thần không chỉ là tâm thần phân liệt, động kinh mà còn là những biểu hiện như lo âu, trầm cảm, loạn thần do rượu,…
Nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần TP.HCM cho thấy, người tâm thần phân liệt bị bạo hành nhiều hơn so với việc họ gây ra hành vi bạo lực với người khác.
Ngày 14-9, Sở Y tế TP HCM có buổi thảo luận với đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về hỗ trợ tăng cường quản lý một số bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế cơ sở.
Chỉ với 7-8 lượt khám bệnh mỗi ngày, trạm y tế hoạt động như vậy chưa hiệu quả, trong khi có bác sĩ, điều dưỡng, cơ sở hạ tầng đảm bảo, trang thiết bị khá đầy đủ.
Theo thống kê, trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca ung thư mới mắc hàng năm và có khoảng 8,2 triệu người tử vong mỗi năm vì căn bệnh này. Năm 2020 Việt Nam ghi nhận hơn 182.000 ca ung thư mới, hơn 122.000 người tử vong do bệnh này, các chuyên gia cho rằng già hóa dân số, ít vận động, ăn uống không hợp lý... là nguyên nhân.
Vừa qua, đoàn công tác của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế về tăng cường dự phòng và quản lý, điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường tại trạm y tế xã theo nguyên lý y học gia đình. Dự và chủ trì buổi làm việc có tiến sỹ Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng; tiến sỹ Lại Đức Trường, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam; bác sỹ Nguyễn Đình Dích, Phó Giám đốc Sở Y tế. Cùng dự còn có đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế và Bệnh viện đa khoa các huyện thành phố.