Từ ngày 13 - 18/3, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên sẽ diễn ra Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa ban 2024.
Gắn với khai mạc chương trình năm du lịch Quốc gia 2024 với chủ đề 'Về miền Hoa Ban'; lễ hội Hoa Ban năm 2024 sẽ diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, 115 năm ngày thành lập tỉnh Điện Biên và 75 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh Điện Biên vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Hoa ban năm 2024. Dự kiến lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 13 - 18/3/2024 tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, gắn với khai mạc Năm du lịch quốc gia - Điện Biên Phủ với chủ đề 'Về miền Hoa ban'.
UBND tỉnh Điện Biên vừa có Công văn số 468/UBND-KGVX gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên Phủ và Lễ hội Hoa Ban năm 2024.
Lễ hội Hoa Ban 2024 được tỉnh Điện Biên tổ chức gắn với khai mạc Năm du lịch quốc gia Điện Biên với chủ đề 'Về miền Hoa Ban' sẽ là sự kiện lớn nhằm quảng bá điểm đến du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng, thu hút khách du lịch trong, ngoài nước và thúc đẩy du lịch nội địa.
Lễ hội Hoa Ban năm 2024 được tỉnh Điện Biên tổ chức gắn với khai mạc Năm du lịch quốc gia Điện Biên với chủ đề 'Về miền Hoa Ban' sẽ là sự kiện lớn nhằm quảng bá điểm đến du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phong phú, đa dạng, chứa đựng bản sắc văn hóa dân tộc và đặc trưng lịch sử của miền đất Điện Biên Phủ anh hùng, linh thiêng, lễ hội hứa hẹn sẽ mang đến không gian văn hóa đa sắc màu, mang đậm dấu ấn của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên.
Điện Biên là nơi sinh sống của 19 dân tộc. Mỗi dân tộc có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa… tạo thành bức tranh đa sắc màu văn hóa, đưa Điện Biên trở thành địa phương có hệ thống di sản văn hóa phong phú, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Do đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đặt mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc… để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đưa Điện Biên thành tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng văn hóa Việt Nam. Nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc lấy ngày 23/11 hằng năm là 'Ngày Di sản văn hóa Việt Nam'.
Lễ hội Hoa Ban là sự kiện văn hóa tiêu biểu, thường niên của tỉnh Điện Biên, tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014, gắn với sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc Hà Nhì (gồm 2 ngành Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ) sinh sống chủ yếu, tập trung tại hơn 20 bản thuộc 4 xã Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng, Leng Su Sìn của huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) - vùng cực Tây Tổ quốc.
ĐBP - Chiều nay (31/12), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Giao ban báo chí tháng 12 và thông tin Lễ hội Hoa ban năm 2022. Tại Hội nghị, nhiều vấn đề báo chí phản ánh, dư luận quan tâm được địa phương, cơ quan chức năng trả lời, làm rõ.
ĐBP - Tháng 10/2016, HÐND tỉnh khóa XIV thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HÐND về Ðề án 'Tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025'. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Mường Nhé đã nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa quan trọng của Ðề án; đồng thời có nhiều hoạt động thiết thực nhằm gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong tiến trình phát triển chung của địa phương.
ĐBP - Lễ Gạ Ma Thú (còn gọi là lễ Cúng bản) của người Hà Nhì ở Sín Thầu (huyện Mường Nhé) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ đầu năm 2019. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập, giao thoa văn hóa, việc bảo tồn, phát huy giá trị lễ 'Gạ Ma Thú' đang trở thành thách thức không nhỏ.
ĐBP - Có thể nói 2019 là năm nhiều dấu ấn của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh ta với những hoạt động, sự kiện văn hóa quy mô lớn. Mỗi chương trình diễn ra không chỉ đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần, vui chơi, giải trí của đồng bào các dân tộc trên địa bàn mà còn để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân và du khách, góp phần gìn giữ, phô diễn, quảng bá nét đẹp của mảnh đất, con người Ðiện Biên.
Đến hẹn lại lên, vào tháng 3 hàng năm, khi hoa ban bung nở trên khắp núi đồi, bản làng Tây Bắc, Điện Biên lại tổ chức Lễ hội Hoa Ban, loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp người con gái Thái, vẻ đẹp tinh khôi, hiền dịu với một tình yêu thủy chung, trong sáng, sắt son, mang trong mình sức sống mãnh liệt thể hiện ý chí, sức sống kiên cường.
ĐBP - Ở tỉnh Ðiện Biên, đồng bào dân tộc Hà Nhì có khoảng 5.500 người, sinh sống tập trung chủ yếu ở 4 xã: Sín Thầu, Sen Thượng, Chung Chải và Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé). Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của các cấp, đời sống của người Hà Nhì đã có nhiều đổi thay, phát triển, nhưng họ vẫn giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống qua những phong tục, nếp sống đặc trưng, mang đậm bản sắc dân tộc.
ĐBP - Từ ngày 18-20/8, đoàn tỉnh Điện Biên sẽ tham gia Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV năm 2019, TP. phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Dự kiến đoàn có 95 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên và cán bộ quản lý, tham gia các hoạt động thuộc 3 lĩnh vực: Văn hóa, thể thao và du lịch.
Trong năm, người Hà Nhì có nhiều ngày lễ, nhưng nhộn nhịp nhất là lễ Gạ Ma Thú. Gạ Ma Thú bao gồm nhiều lễ cúng, và điều đặc biệt, trong 3 ngày cúng bản nội bất xuất, ngoại bất nhập. Bởi ý nghĩa đặc trưng này, lễ Gạ Ma Thú còn gọi là lễ cấm bản, hoặc lễ cúng bản.
ĐBP - Lễ Gạ Ma Thú (cúng bản) là lễ tục tinh thần được dân tộc Hà Nhì gìn giữ, lưu truyền lâu đời nhằm hướng về cội nguồn và cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ tục này thường được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong một ngày tháng 5 âm lịch, chúng tôi đã được chứng kiến buổi phục dựng lễ Gạ Ma Thú do Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch phối hợp với UBND huyện Mường Nhé tổ chức tại xã Sín Thầu. Tuy không phải lễ chính thức, nhưng việc phục dựng bài bản, đầy đủ đã cho chúng tôi cảm nhận sâu sắc, ấn tượng về lễ tục truyền thống của dân tộc Hà Nhì đang sinh sống nơi cực Tây của Tổ quốc.
Sáng 13/6, UBND huyện Mường Nhé, Điện Biên tổ chức lễ công bố và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đối với Lễ Gạ Ma Thú.
Lễ Gạ Ma Thú là nghi lễ lớn, quan trọng nhất trong năm của cộng đồng người Hà Nhì, được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hằng năm. Lễ hội này nhằm mục đích cầu cúng thần rừng thiêng và tổ tiên phù hộ để năm mới mưa thuận, gió hòa, mọi người trong bản mạnh khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn.
Ngày 13/6, tại bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, UBND huyện Mường Nhé (Điện Biên) tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ Gạ Ma Thú (Cúng bản) của cộng đồng dân tộc Hà Nhì đang sinh sống ở 4 xã cực Tây Tổ quốc, gồm Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng, Leng Su Sìn.
ĐBP - Ngày 13/6, tại UBND xã Sín Thầu, UBND huyện Mường Nhé tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ cúng bản Gạ Ma Thú của người dân tộc Hà Nhì, huyện Mường Nhé.