Quá trình phát triển kinh tế - xã hội những năm qua, TP Sầm Sơn đặc biệt chú trọng công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Nhờ được quan tâm đầu tư trùng tu và bảo tồn, nên hệ thống di tích, danh thắng và các di sản văn hóa phi vật thể, đã và đang phát huy hiệu quả. Từ đó, vừa góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, vừa có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.
Sáng 25/3, tại Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia đền Độc Cước, UBND thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước năm 2023.
Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước năm 2024 là hoạt động mở đầu cho chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của thành phố Sầm Sơn Hè 2024; thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.
Qua các nền văn hóa - văn minh, xứ Thanh - 'một Việt Nam thu nhỏ', đã ghi dấu ấn sâu đậm về 'địa điểm nhiều kỷ niệm về quá khứ giàu truyền thống và vĩ đại', là 'nơi căn bản của nước Nam'... Những trầm tích lịch sử - văn hóa ấy đã kết tinh, lắng đọng, hòa quyện vào nhau dệt nên bức tranh di sản đa sắc, đa thanh, độc đáo, hấp dẫn. Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế ấy, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm khai thác, phát triển du lịch văn hóa trở thành sản phẩm thu hút đông đảo du khách, 'một nhánh phù sa' màu mỡ trong dòng chảy hiện đại.
Xứ Thanh với hàng trăm di sản văn hóa phi vật thể, từ lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề thủ công truyền thống đến phong tục, tập quán xã hội và tín ngưỡng, tri thức dân gian. Đây là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, không chỉ góp phần làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hóa mà còn định vị hình ảnh, thương hiệu du lịch của điểm đến.
Sau 13 năm nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Thanh Hóa đã trở thành đơn vị nằm trong tốp đầu về XDNTM. Đặc biệt là việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Tối ngày 29/4, tại Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Đồ Sơn, Hải Phòng), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tạp chí Cộng sản và Thành phố Hải Phòng đã phối hợp tổ chức Lễ hội Văn hóa dân gian biển đảo Việt Nam và Khai mạc Lễ hội biển Đồ Sơn, Hải Phòng 2023. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự và phát biểu tại chương trình.
Lễ hội Văn hóa Biển đảo Việt Nam thường gắn với tín ngưỡng thờ cúng các vị thần biển, thờ tổ nghề, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, cầu mùa, cầu an, cầu mưa thuận gió hòa...
Lễ hội là một phần ảnh xạ, chứa đựng những thông điệp về bản sắc văn hóa. Xứ Thanh - vùng đất 'địa linh nhân kiệt', phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, nơi tinh hoa văn hóa ngàn năm hội tụ vẫn luôn vinh dự và tự hào là 'cái nôi' của nhiều lễ hội tiêu biểu, độc đáo gắn với di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng trong lịch sử dân tộc. Trong niềm vinh dự và tự hào ấy, mỗi thế hệ người dân xứ Thanh càng phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của quê hương.
Lễ hội Cầu phúc đền Độc Cước là hoạt động khởi đầu chuỗi sự kiện, lễ hội được tổ chức trong năm 2023 ở thành phố Sầm Sơn và tỉnh Thanh Hóa.
Sầm Sơn - thành phố du lịch biển nổi tiếng cả nước. Không chỉ sở hữu bãi tắm đẹp mà còn là vùng đất có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh có giá trị. Năm 2019, Di tích lịch sử và Danh lam thắng cảnh Sầm Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
Ngày 18/3 (tức ngày 16/2 năm Nhâm Dần), UBND thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Cầu phúc đền Độc Cước năm 2022. Đây là hoạt động mở đầu mùa du lịch Sầm Sơn 2022, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia.
Ngày 18/3 (tức ngày 16/2 năm Nhâm Dần), UBND TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội Cầu phúc đền Độc Cước năm 2022.