Ngày 4/8, Hợp tác xã Laba Banana Đạ K'Nàng, huyện Đam Rông chính thức đưa vào hoạt động văn phòng và cửa hàng phân phối chuối Laba tại số 8, đường Yagout, Đà Lạt.
Xã Sơn Điền, huyện Di Linh là xã vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Phát huy truyền thống vẻ vang ấy, những năm qua, cán bộ và Nhân dân Sơn Điền đã nỗ lực vượt khó, ra sức, đồng lòng đoàn kết, quyết tâm đẩy lùi đói nghèo và lạc hậu.
Sau gần 3 năm xuất khẩu thành công sang thị trường Nhật Bản, sản phẩm chuối Laba của Hợp tác xã (HTX) Laba Banana Đạ K'Nàng, huyện Đam Rông tiếp tục cung ứng qua thị trường Hàn Quốc rồi tiến thẳng qua thị trường nước Mỹ, trở về thị trường Malaysia… mở ra cơ hội phát triển rộng lớn vùng nguyên liệu chuối đặc trưng của vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng.
Đối với huyện vùng xa như Đam Rông, nông nghiệp là giải pháp căn bản của phát triển. Bởi vậy hơn 15 năm từ khi thành lập huyện đến nay, việc thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thực sự là rường cột để tạo nên những đổi thay nhất định của vùng đất này.
HTX Laba Banana Đạ K'Nàng, huyện Đam Rông vừa xuất khẩu thành công 20 tấn chuối Laba sang thị trường Mỹ.
Ngày 10/7, ông Đỗ Hoàng Tuấn - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Lâm Đồng cho biết: Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã kêu gọi Hội Chữ thập đỏ các huyện, thành phố trong tỉnh vận động các nhà hảo tâm đóng góp ủng hộ hàng hóa, rau củ quả, thực phẩm để hỗ trợ trực tiếp cho Hội Chữ thập đỏ TP Hồ Chí Minh và Hội Chữ thập đỏ Bình Dương điều phối hàng hóa, thực phẩm giúp người dân cải thiện bữa ăn hàng ngày, tiếp sức để vượt qua tình hình khó khăn do giãn cách, phong tỏa để phòng chống dịch Covid-19.
Mới đây, một lái xe tải đường dài trú tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) xác định mắc COVID-19 khi đến một tỉnh phía Bắc chở hàng.
Mạnh dạn đi tìm con đường mới để làm giàu bằng chính nghề nông nghiệp và một trong số cây trồng đó là chuối Laba 'bén rễ' trên vùng Ka Đô, Đơn Dương.
Huyện Đam Rông vừa thông qua kế hoạch xây dựng, nhân rộng 10 mô hình trồng đạt chứng nhận hữu cơ với tổng diện tích thực hiện khoảng 120 ha giai đoạn năm 2021- 2025 tại các xã Đạ K'Nàng, Liêng S'rônh, Rô Men, Đạ Rsal và Phi Liêng.
Giữa khoảng đồi đá lởm chởm, đất đai cằn cỗi mọc lên những thân chuối xanh mướt. Màu xanh của chuối mang lại no ấm cho nông hộ đã mạnh dạn thay đổi cây trồng, mở ra một hướng làm ăn mới đối với người dân vùng sâu Tân Lâm (Di Linh).
Với tiềm năng, lợi thế về đất đai cùng sự nỗ lực vươn lên, trong những năm qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã tích cực sản xuất cây công nghiệp dài ngày kết hợp cây ngắn ngày và cây lương thực... Đây là một trong những điểm mạnh về phát huy lợi thế ở những xã vùng khó của huyện Di Linh để phát triển sản xuất theo hướng đa dạng hóa cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chuối Laba - đặc sản nổi tiếng của tỉnh Lâm Đồng được mệnh danh là 'chuối tiến vua' với đặc điểm vỏ dày, thịt quả khi chín có mùi thơm, dẻo rất ngon - hiện đã có thành phẩm sấy dẻo rất được ưa thích.
Qua kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã đề xuất các giải pháp sản xuất chuyên canh các loại cây ăn trái chủ lực như bơ, cam, sầu riêng, chuối trên các vùng nông nghiệp Lâm Đồng gắn với sơ chế, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị gia tăng.
Chuối Laba sấy dẻo được Hợp tác xã Thương mại dịch vụ Laba, xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà chế biến bằng công nghệ sấy gió Nhật Bản, giúp giữ được mùi thơm, vị ngọt, độ dẻo đặc trưng của chuối Laba. Việc đưa sản phẩm chuối Laba sấy gió ra ngoài thị trường không chỉ góp phần tiêu thụ chuối tươi giúp nông dân, nhất là trong thời điểm giao thương khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh mà còn giúp nâng tầm giá trị sản phẩm chuối Laba Phú Sơn.
Sở Công thương Lâm Đồng vừa thống nhất hỗ trợ mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ chuối Laba giữa các nông hộ với HTX Laba Banana Đạ K'Nàng.
Ngoài cà phê thì sầu riêng được xem là một trong những cây trồng chủ lực và được người dân xã Hòa Nam (Di Linh) đặc biệt quan tâm phát triển. Với giá cả thị trường sầu riêng ổn định ở mức cao, nên thời gian qua, nhiều hộ dân trong xã đã mạnh dạn phá bỏ cà phê để chuyển sang chuyên canh sầu riêng và trồng xen một số cây trồng khác.
Bài thơ được tác giả dùng vốn ngôn từ phong phú, không chỉ vẽ ra cảnh non nước hữu tình mà còn khắc họa chân dung người dân địa phương mang vẻ đẹp hồn hậu.
Thực hiện chức năng nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ (KHCN) vào các lĩnh vực sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường…, những năm qua, Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh (thuộc Sở KHCN) đã thực hiện nhiều hoạt động có trọng tâm, trọng điểm, nỗ lực đưa KHCN vào cuộc sống.
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) và Tổ chức Top Việt Nam (VietTop) vừa công bố top 100 món ăn đặc sản và top 100 đặc sản quà tặng (2020-2021). Theo đó, món phở khô và mật ong rừng Gia Lai đã lọt vào danh sách này.
Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng cho biết, từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã triển khai nhiều đề tài khoa học sử dụng ngân sách liên quan bảo tồn đa dạng sinh học.
Là nông dân điển hình tiên tiến, không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Trần Văn Thắng (Trưởng thôn 9, xã Tân Lâm, huyện Di Linh) còn là trưởng thôn gương mẫu, tận tụy, người tiên phong của xã trong việc thực hiện hiệu quả mô hình đa canh. Nhờ đó, đến nay cuộc sống kinh tế của gia đình ông Thắng đã phát triển ổn định và không ngừng nâng cao thu nhập.
Ước mơ lớn nhất của nhà khoa học trẻ là có thể đưa sâm Ngọc Linh tự nhiên quý hiếm từ vùng rừng núi đến tận tay người dân.
Những chỉ tiêu, kế hoạch phát triển trong năm 2021 thể hiện kỳ vọng chuyển đổi mới về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng và phát triển nông thôn mới, đồng thời thay đổi về diện mạo cơ sở hạ tầng, mang đến thịnh vượng trong đời sống vật chất và làm phong phú đời sống tinh thần của người dân.
Hamasing - một trong 2 thôn đồng bào dân tộc thiểu số của thị trấn D'Ran (Đơn Dương), mùa này rộn ràng và tất bật. Bất chấp cái lạnh của mùa Giáng sinh, người dân ở đây vẫn lên rẫy từ sớm để thu hoạch cà phê. Sự siêng năng, chịu khó, chủ động đang giúp cuộc sống của bà con nơi thôn nhỏ này thay đổi từng ngày từ chính đôi bàn tay của họ.
Chuối là loại trái cây thông dụng và được ưa chuộng nhưng bạn có biết ở Việt Nam có những loại chuối đặc sản nổi tiếng nào không.
Ngày 9/12, ông Nguyễn Văn Chính - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đam Rông thông tin, hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng có quyết định phân hạng sản phẩm OCOP 3 và 4 sao năm 2020 đối 3 sản phẩm nông nghiệp của Đam Rông.
Ngày 7/12, ông Trương Quốc Khánh - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lâm Hà thông tin, năm 2020, huyện đã đầu tư trên 1,38 tỷ đồng để phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ là 864,8 triệu đồng, kinh phí đối ứng của các chủ thể thực hiện các dự án phát triển sản phẩm OCOP khoảng 517,8 triệu đồng.
Mạnh dạn chuyển đổi nhiều diện tích cà phê và cây trồng kém hiệu quả sang chuyên canh giống chuối Laba (còn gọi là 'chuối tiến vua'), nhiều nông hộ ở vùng xa Đạ K'Nàng (Đam Rông - Lâm Đồng) đã thay đổi cuộc sống, thu nhập ngày càng khá hơn. Nơi đây trở thành vùng chuối Laba công nghệ cao lớn nhất tỉnh Lâm Đồng.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lâm Hà vừa được giao làm chủ đầu tư hỗ trợ phát triển 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao gồm: Chuối Laba của HTX Thương mại dịch vụ Laba Phú Sơn và hạt mắc ca sấy của Công ty TNHH Huy Hiếu, tổng kinh phí gần 355 triệu đồng.
Ngày 13/11, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam tổ chức khai mạc Phiên chợ Tuần nông sản an toàn thực phẩm năm 2020 tại Quảng trường Lâm Viên, Đà Lạt.
Sáng 28/10, Đoàn công tác Ban Thường vụ Huyện ủy Đam Rông đã đi kiểm tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện.