Gần 20 năm gắn bó với người dân xã đảo Thạnh An (Cần Giờ, TP.HCM), bác sĩ Luân Thanh Trường được bà con gọi thân thương bằng cái tên đặc biệt - 'bác sĩ khám dạo'.
Các y, bác sĩ của Trạm Y tế xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM vừa kịp thời đưa sản phụ 36 tuần có nguy cơ tiền sản giật vào đất liền để cấp cứu.
Ngày 22/3, bác sĩ Luân Thanh Trường, Trạm trưởng Trạm y tế xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đội ngũ y tế trạm vừa đưa một sản phụ 36 tuần có nguy cơ tiền sản giật do huyết áp cao (140/90 mmHg) vào đất liền để cấp cứu kịp thời.
Nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM tặng miễn phí 1.000 chỉ để áp dụng phương pháp cấy chỉ.
Trạm Y tế xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM là trạm y tế đầu tiên trên cả nước đưa công nghệ AI vào công tác khám, chữa bệnh.
Nhắc đến Thạnh An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là nhắc đến xã đảo, tứ bề là biển, là nắng và gió. Nơi đây, dù kinh tế còn khó khăn nhưng mối lo nhất của người dân vẫn chưa phải là cái ăn, cái mặc mà là mỗi lần ốm đau, bệnh tật, phải chờ phà qua để đưa đi cấp cứu…
Xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ) được bao bọc xung quanh toàn là nước, nằm cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 75km về hướng Đông Nam. Nỗi lo sợ nhất của người dân sống trên đảo là những lúc ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, kể từ khi có các bác sĩ trẻ tình nguyện luân phiên về hỗ trợ cho Trạm Y tế xã đảo, cùng với việc Sở Y tế triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hội chẩn từ xa, phần nào đã giúp người dân nơi đây bớt đi nỗi lo lắng.
Với những bác sĩ ở vùng sâu, vùng xa, cuộc chiến đầu tiên mà chúng tôi phải đối mặt là cuộc chiến với vô vàn hủ tục lạc hậu. Bởi nhiều bệnh nhân thà chấp nhận ở nhà cúng bái, mời thầy đến 'bắt ma' chứ nhất định không chịu đi viện.
Y tế cơ sở phải bảo đảm các vấn đề cơ bản: đủ thuốc cung ứng; cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh; nhân viên y tế có năng lực và thu nhập tương xứng
Trước đây, điều mà người dân xã đảo Thạnh An lo nhất không phải là cái đói, cái khổ, mà lo nhất là khi bệnh nặng phải chờ phà qua cấp cứu. Và chỉ có một phương tiện duy nhất là chiếc ghe, muốn chạy qua bờ bên kia phải mất đến 45 phút.
Tình nguyện về công tác ở xã đảo xa nhất của TP. Hồ Chí Minh, luôn nằm chênh vênh ngoài biển, cách biệt với đất liền gần 1 giờ đi tàu đò, bác sĩ Luân Thanh Trường hơn 12 năm nay vẫn vượt qua vô vàn khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ và ngày càng được người dân trên đảo tin yêu, quý mến.