Hà Nội phải đủ nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất; phải an toàn trước bão to, lũ lớn mới có thể trở thành thành phố sáng tạo, thông minh. Cơn bão số 3 vừa tràn qua Hà Nội, nước sông Hồng một lần nữa lại dâng cao, càng cho thấy vai trò của sông Hồng với Thủ đô hiện tại và tương lai.
Những ngày qua, mưa lớn kéo dài khiến mực nước sông Hồng, sông Tích lên cao, có nguy cơ gây mất an toàn về đê điều toàn hệ thống, trong đó có đoạn qua địa phận huyện Phúc Thọ.
Đê điều được ví như 'Thành trì vững chắc' bảo vệ sản xuất, cuộc sống của cộng đồng trước thiên tai dị thường, đặc biệt là lũ, bão…
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Đảng và Nhà nước quy định vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các thảm họa do thiên tai và những diễn biến xấu về khí hậu toàn cầu đang tăng, gây áp lực lớn lên tài nguyên và môi trường, đặt công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trước những khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, cả hệ thống chính trị, trong đó có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tiếp tục phát huy vị trí, vai trò, trách nhiệm và quyền tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần bảo đảm phát triển bền vững đất nước.
Chiều 11/10, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai đã có cuộc tiếp Đoàn Đại biểu Chile do ông Estaban Valenzuela, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp Chile đến làm việc và tham quan tại Việt Nam. Tại cuộc tiếp, hai bên đã trao đổi về việc tăng cường hợp tác, giao thương trong lĩnh vực Nông nghiệp.
Nhiều công trình xây dựng có dấu hiệu vi phạm pháp luật đê điều ở xã Đoàn Xá (huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng), tuy nhiên, cơ quan chức năng chỉ yêu cầu tháo dỡ 2 công trình. Người dân cho rằng, xử lý như vậy là thiếu công bằng, có dấu hiệu bao che các hành vi vi phạm tương tự?
Trước diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp và cực đoan, Đảng, Chính phủ và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách; không ngừng hoàn thiện hành lang cơ sở pháp lý trong công tác phòng chống thiên tai. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các địa phương và sự chủ động của người dân, thiệt hại do thiên tai năm 2021 được ghi nhận là thấp nhất trong nhiều năm qua.
Công ty Cổ phần Trọng Phụng đang sử dụng 20.072m2 tại xã Đông Dư, huyện Gia Lâm đã có nhiều vi phạm trong hàng chục năm qua, nhưng chưa được xử lý dứt điểm.
Bắt nguồn từ việc phát sinh nhiều vấn đề bất cập trong quá trình thi hành, ngày 17/6/2020, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều (sau đây gọi là Luật sửa đổi, bổ sung) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021 với nhiều điểm mới, phù hợp với tình hình thực tiễn. Để những quy định của Luật phát huy tác dụng tích cực trong thực tế cuộc sống, Sở NN&PTNT đã chuẩn bị mọi điều kiện thuận lợi, phối hợp, hướng dẫn, giúp đỡ các ngành, địa phương trong quá trình triển khai phổ biến và thi hành luật, qua đó giúp mọi tổ chức, người dân có thể sớm nắm bắt và thực hiện đúng luật.
Trước đề xuất quy hoạch chi tiết 1/500 của CTCP Cảng Thanh Hóa, Sở NN&PTNT tỉnh cho rằng vấn đề này cần phải được sự chấp thuận của Bộ NN&PTNT và phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, vì vậy tỉnh Thanh Hóa cần phải nghiên cứu kỹ đề xuất này.
Thời gian gần đây, khu vực tỉnh lộ 609, sát bờ sông Vu Gia, đoạn gần trụ sở UBND xã Đại Đồng (Đại Lộc, Quảng Nam) đã tái diễn tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ đê điều ven sông để xây dựng nhà ở kiên cố.
Từ nhiều năm nay, tuyến đê hữu Hồng chạy qua địa bàn xã Ninh Sở (huyện Thường Tín) tồn tại những bãi tập kết vật liệu xây dựng, nhà xưởng kiên cố mọc tràn lan. Gần đây lại xuất hiện nhiều nhà xưởng mới treo biển chuyển nhượng, cho thuê. Những vi phạm này đã diễn ra từ lâu, nhưng đến nay, chính quyền địa phương và ngành chức năng huyện vẫn loay hoay tìm hướng xử lý.