Anh Lê Toàn Thư - Chánh văn phòng Tổng bộ Việt Minh

Anh Lê Toàn Thư là một nhân chứng lịch sử. Cuộc đời của người cộng sản kiên trung đó trải dài suốt thời kỳ nhân dân ta chuẩn bị và vùng lên giành độc lập dân tộc, qua Cách mạng tháng Tám, hai cuộc kháng chiến gian khổ và thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Côn Đảo - địa ngục trần gian và Luật 10/59 không thể làm lay chuyển ý chí bất khuất của người cộng sản kiên trung đó.

Tinh thần chiến thắng 30-4 bất diệt!

Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4) đã trôi qua gần nửa thế kỷ nhưng tầm vóc vĩ đại và tinh thần của đại thắng mùa xuân 1975 luôn được Đảng ta phát huy cao độ trong từng giai đoạn lịch sử, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vững vàng tiến lên phía trước.

Ngày trở về

Ngày 30/4/1975, tin giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam nhanh chóng vang dội. Khi ấy, tôi đang dạy ở Trường Nội trú học sinh miền Nam Ðông Triều (Quảng Ninh), cả thầy cô và học trò hét vang chiều đó. Tất cả không màng việc ăn uống và cứ thế thau, chậu, nồi nhôm được làm trống gõ, hò hát thâu đêm. Vui, ôm nhau cười, khóc.

Trong lúc chính quyền Ngô Đình Diệm triển khai thực hiện Luật 10/59, lê máy chém đi khắp miền Nam 'tiêu trừ Cộng sản' thì tại ấp Bà Nhì, xã Đôn Châu, huyện Trà Cú (nay huyện Duyên Hải), có chàng trai 24 tuổi tên Huỳnh Kim Anh, được người thân chiêu mộ, lặng lẽ thoát ly gia đình, bí mật vượt sông Láng Sắt, qua xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, vào rừng La Ghi gia nhập đơn vị vũ trang do Tỉnh ủy Trà Vinh chỉ đạo thành lập từ ngày 15/4/1959, với tên ngụy trang 'Tiểu đội giáo phái' (tiền thân Tiểu đoàn Bộ binh 501, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Trà Vinh ngày nay), để làm nòng cốt hỗ trợ Nhân dân trong phong trào Đồng khởi 1960.

Lá thư cha viết cuối cùng

Sau Tết Tân Hợi 1971 nửa tháng thì tôi nhận được thư nhà. Thế là bao nhiêu mong ngóng, đợi chờ tin tức từ gia đình, quê hương rồi ngày vui cũng đến. Nhưng linh cảm như có điều gì không bình thường, vì thư là của bà thím viết, không phải của cha mình như mọi khi. Vội vàng tìm chỗ vắng người, tôi bóc thư ra. Ngay dòng đầu tiên, thím viết... 'Cha của con bị giặc giết rồi!'.Tôi không thể bình tĩnh để đọc tiếp được nữa, dù thư thím viết rất ngắn. Sau hồi lâu, nén lòng, tôi lướt qua những dòng mực tím trên giấy học trò, trong thư thím chỉ nói ngày tháng cha tôi bị nạn và ông đã bị giặc giết như thế nào đúng vào sáng 30 tháng Chạp năm Canh Tuất. Còn nhớ, thư của thím viết ngay hôm mùng 1 Tết Tân Hợi, nhưng mãi đến nửa tháng sau, tôi mới nhận được, dù từ quê tôi (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đến nơi công tác (huyện Kông Chro) chỉ chừng 2 giờ xe chạy tính theo thời nay. Đêm khuya hôm ấy, anh chị em trong cơ quan tôi đã chìm vào giấc ngủ say, giữa rừng già hiu quạnh, cái rét rừng như cứa thêm vào da thịt cậu nhân viên trẻ vừa nhận được hung tin. Trong lán nhỏ, đống lửa sưởi ấm đã sắp tàn, đầu óc tôi cứ lan man nghĩ về người cha đã ra đi trong ngày vui của dân tộc-đón chào năm mới-để lại nỗi đau cho người thân, gia đình, đặc biệt là 2 đứa con trai mà ông luôn dành tình cảm yêu thương, lo lắng cho dù ông không bên cạnh hàng ngày.

Ngày kết nạp Đảng - dấu mốc không thể nào quên

Có người kết nạp Đảng trong chiến khu, có người kết nạp Đảng trong tù, có người lại ở khu di tích lịch sử… nhưng đối với mỗi đảng viên, dù kết nạp ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì đó cũng là dấu mốc không thể nào quên trong cuộc đời.

Tết ông Tý!

Má Hai chẻ ống tre, trút từng miếng thịt chuột trộn lẫn thịt heo ba rọi được nướng chín; mùi vị gạo nếp, ớt, sả, tiêu, hành, muối... phảng phất hương xuân, như cuộc tẩy trần nhằm loại bỏ những tai ương, những điều xấu dở của năm cũ sắp qua để hoan hỉ đón nhận bao điều tốt đẹp chực chờ đến từ năm mới. Má Hai hy vọng chồng con ra đi rồi sẽ quay về - quay về trên con đường hoa nắng hòa bình!