Trung Quốc sẽ xây dựng một 'cảng dữ liệu tự do' tại quận Nam Sa, tỉnh Quảng Châu bằng khoản đầu tư trị giá 31,8 tỷ Nhân dân tệ (5 tỷ USD) theo Nam Phương Nhật Báo.
Giữa thời đại mà dữ liệu là nguồn tài nguyên quý báu, Trung Quốc đi trước nhiều nước, chặn lỗ hổng ngăn dòng dữ liệu 'chảy' ra ngoài biên giới.
Văn bản mới đã đưa ra các quy định mới nhằm tăng cường giám sát kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài của các công ty nền tảng Trung Quốc.
Lượng ứng dụng smartphone tại Trung Quốc đã giảm 1,74 triệu ứng dụng trong vòng 3 năm qua, một phần do chính sách thắt chặt kiểm soát và sự thống trị của Big Tech.
Thành phố Thượng Hải vừa công bố bản dự thảo quy định bảo vệ dữ liệu phát sinh từ hoạt động thử nghiệm phương tiện thông minh.
Luật Bảo vệ thông tin cá nhân của Trung Quốc (tên tiếng Anh: Personal Information Protection Law – PIPL) được thông qua vào tháng 8-2021 và đã có hiệu lực kể từ ngày 1-11-2021. Xin nhắc lại rằng trước PIPL, Trung Quốc đã thông qua Luật An ninh mạng (2017), Luật An ninh dữ liệu (2021), cũng như có một vài quy định liên quan tới việc bảo vệ thông tin cá nhân trong Bộ luật Dân sự, hay trong luật liên quan tới thương mại điện tử, nhưng đây là lần đầu tiên Trung Quốc có một luật riêng – bao quát cũng như chi tiết – liên quan tới dữ liệu cá nhân.PIPL không chỉ là luật về dữ liệu cá nhân, nó còn là luật về quản lý xã hội và an ninh quốc gia của Trung Quốc.Nếu như ở châu Âu, lý do chính cho sự ra đời của GDPR là để bảo vệ người dân không chỉ trước những nguy cơ lạm dụng từ giới doanh nghiệp, hay khỏi các hoạt động tội phạm mạng, mà còn trước nguy cơ lạm dụng từ chính cơ quan nhà nước, chính phủ, thì PIPL của Trung Quốc lại không hề mang sứ mệnh này.