Với quan điểm coi kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở nước ta có vai trò to lớn trong sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; đóng góp quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, để nâng cao hiệu quả quản trị công ty trong DNNN, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại DN...
Cũng như tên 'Lầu Xanh', nếu doanh nghiệp đặt tên công ty là 'Một Mình Tao' sẽ bị từ chối đăng ký vì vi phạm truyền thống văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục...
Để tránh tình trạng lạm quyền của các cổ đông lớn trong các công tác quản trị của doanh nghiệp (DN), dự thảo Luật DN và Luật Đầu tư sửa đổi đã đề xuất điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu bắt buộc xuống còn 1% là có quyền ứng cử và đề cử vào HĐQT và Ban kiểm soát. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng 1% là quá ít và sẽ ra sao nếu các cổ đông này cũng lạm quyền?
Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đã đóng góp phần lớn vào phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Doanh nghiệp tư nhân đóng góp 43,22% GDP và 39% vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra nhiều việc làm trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều yếu tố gây khó khăn, hạn chế vai trò động lực của kinh tế tư nhân, do đó cần thực hiện một số giải pháp để khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành nền tảng của mô hình phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới.