Các hạn chế thương mại áp vào sản phẩm nước ngoài, kết hợp với các khoản tín dụng thuế hào phóng đã giúp vực dậy ngành công nghiệp sản xuất thiết bị năng lượng mặt trời của Mỹ.
Dự báo ảm đạm về kinh tế khu vực năm 2024 phản ánh mối lo ngại gia tăng về tình trạng giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc và khả năng sự giảm tốc này lan ra các nước láng giềng...
Ngân hàng Thế giới (WB) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, với lý do nhu cầu toàn cầu và Trung Quốc trì trệ trong bối cảnh lãi suất vẫn cao và thương mại suy giảm.
Ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nỗ lực hạn chế động cơ đốt trong đang tạo ra cơ hội chiến lược to lớn cho Trung Quốc, nơi các nhà sản xuất ô tô đã thống trị thị trường toàn cầu về công nghệ pin và năng lượng sạch. Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ Trung Quốc sẽ trở thành nhà sản xuất và phân phối ô tô điện số một thế giới, các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ và EU đang bất đồng về cách tiếp cận và phản ứng.
Khoản ưu đãi thuế trị giá 7.500 USD giờ đây đang áp dụng được cho tất cả mọi loại xe điện tại Mỹ nếu khách hàng chọn phương án thuê.
Các khoản trợ cấp, cho vay, tín dụng thuế khổng lồ từ Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) và Đạo luật CHIPS và Khoa học (CSA) của Mỹ đã thu hút hơn 200 tỉ đô la đầu tư sản xuất chip, pin xe điện và các công nghệ sạch khác ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các công ty năng lượng tái tạo hàng đầu của Trung Quốc đang đổ xô đến Mỹ mở nhà máy để tận dụng trợ cấp của chính quyền liên bang dành cho dự án sản xuất năng lượng sạch trong nước.
Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Jeremy Hunt cho biết Anh sẽ không cạnh tranh với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) bằng cách cung cấp hàng tỷ USD trợ cấp xanh và miễn giảm thuế.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đang ở thăm Washington D.C ngày 10/3 đã nhất trí khởi động ngay lập tức các cuộc đàm phán về những khoáng sản quan trọng.
Khi các khối thương mại chính của thế giới tìm phương án khử carbon, có một cuộc chạy đua để thu hút đầu tư xanh. Mỹ đã triển khai Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) với khoản chi phí hào phóng trị giá 369 tỷ USD đã khiến châu Âu phải tranh giành để đưa ra một kế hoạch để làm đối trọng.
Gần đây, Tesla và Ford, hai hãng xe có thị phần xe điện dẫn đầu nước Mỹ, hạ giá bán, khiến giới quan sát nhận định một cuộc chiến giá xe điện sắp bùng nổ. Thế nhưng cho đến nay, các đối thủ khác như General Motors (GM) của Mỹ, Volkswagen (Đức), Hyundai và Kia (Hàn Quốc), chỉ 'tọa sơn quan hổ đấu' khi quyết định không giảm giá bán xe điện.
Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire đã kêu gọi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) 'minh bạch' trong việc trợ cấp và giảm thuế cho các dự án bảo vệ môi trường.
Đức và Pháp bày tỏ sự ủng hộ đối với nỗ lực chung của Liên minh châu Âu (EU) nhằm chống lại tác động bất công từ đạo luật giảm lạm phát (IRA) của Mỹ với chính sách giảm thuế dành riêng cho các công ty trong lĩnh vực năng lượng xanh ở Mỹ và các nước láng giềng như Canada và Mexico.
Cạnh tranh địa chính trị, xu hướng tách rời công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ và chủ nghĩa bảo hộ đang làm thay đổi bối cảnh kinh doanh và chính trị của thế giới. Thực trạng này khiến thương mại toàn cầu bị phân mảnh, gây ra mối đe dọa mới đối với nền kinh tế thế giới, theo các giám đốc điều hành và quan chức các nước tại hội nghị thượng đỉnh thường niên lần thứ 53 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đang diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cam kết hợp tác giải quyết những quan ngại của EU về Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ. Trong tuyên bố chung đưa ra sau các cuộc đàm phán cấp bộ trưởng lần thứ 3 của Hội đồng Thương mại và Công nghệ Mỹ-EU (TTC) diễn ra ở Maryland (Mỹ), hai bên ghi nhận những quan ngại của EU về IRA và nhấn mạnh cam kết giải quyết vấn đề này trên tinh thần xây dựng.
Bộ trưởng Kinh tế Italy kêu gọi Liên minh châu Âu có cách tiếp cận chung để hỗ trợ khả năng cạnh tranh và bảo vệ các lĩnh vực sản xuất chiến lược, nhằm ứng phó với đạo luật IRA của Mỹ.
Ủy viên Thương mại EU Valdis Dombrovskis cho biết hai bên đạt được bước tiến trong các cuộc đàm phán nói chung, nhưng về Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ nói riêng lại ghi nhận bước thụt lùi.