Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long yêu cầu nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng.
Luật Phòng, chống tham nhũng mới quy định việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức kê khai tài sản, thu nhập không trung thực mà chưa có quy định vấn đề xử lý đối với tài sản, thu nhập không giải trình được nguồn gốc; ngăn chặn khi phát hiện tài sản có dấu hiệu tham nhũng bị tẩu tán.
Sáng 1/10, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế và các Kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Thông qua công tác thanh tra chuyên ngành, trong giai đoạn 2016-2020, toàn ngành BHXH Việt Nam đã ban hành và gửi hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành 2.103 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị vi phạm pháp luật. Qua đó, góp phần cùng toàn Ngành hoàn thành nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Trong những năm qua, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), BH thất nghiệp vẫn diễn ra và có chiều hướng ngày càng gia tăng và tinh vi, nhất là tình trạng lạm dụng chế độ chính sách để trục lợi quỹ... Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai thực hiện, những hiệu quả mà hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng như công tác thanh tra chuyên ngành (TTCN) của ngành BHXH Việt Nam đem lại, đã khẳng định thanh tra, kiểm tra có vai trò quan trọng, không thể thiếu trong thực tiễn thực hiện chính sách.
PTĐT - Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, chiều 19/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Cao Đình Thưởng – Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật Bảo hiểm xã hội BHXH và bảo hiểm y tế (BHYT).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, giai đoạn 2016-2020, thanh tra chuyên ngành tại 35.060 đơn vị đã phát hiện, truy thu 405,6 tỷ đồng tiền bảo hiểm xã hội doanh nghiệp chưa đóng hoặc đóng thiếu của người lao động.
Từ năm 2016-2020, thông qua công tác thanh tra chuyên ngành, toàn ngành BHXH Việt Nam đã ban hành và gửi hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành 2.103 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị vi phạm pháp luật trong đóng bảo hiểm.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, cho biết đã chuyển 302 hồ sơ của nhiều tổ chức sang cơ quan điều tra đề nghị xử lý hình sự các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến đóng bảo hiểm.
Thanh tra Chính phủ (TTCP) đang nghiên cứu, tổ chức lấy ý kiến để tiến hành sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Thanh tra năm 2010. Liên quan tới vấn đề này, Báo SGGP có cuộc trao đổi với ông Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (TTCP).
Việc bổ nhiệm chánh Thanh tra Sở GTVT không theo Luật Thanh tra dẫn đến đơn thư tố cáo, khiếu kiện kéo dài.