Nằm ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), Mái Đá Ngườm từ lâu được biết đến là di chỉ khảo cổ nổi tiếng bậc nhất không chỉ ở Việt Nam, thu hút sự quan tâm sâu rộng của giới khoa học khảo cổ mà còn có tiềm năng lớn về du lịch, trải nghiệm.
Từ năm 2023 đến hết quý I năm 2024, doanh thu từ các hoạt động liên quan đến du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt gần 2.500 tỷ đồng, trong đó quý I năm 2024 thu hơn 350 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số thu ở các lĩnh vực đều tăng.
Từ năm 2009 đến năm 2023, sau 14 đợt xếp hạng, hiện nay nước ta có khoảng 130 Di tích quốc gia đặc biệt, như: Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Chiến trường Điện Biên Phủ...
Mái Đá Ngườm ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên được biết đến là di chỉ khảo cổ thuộc thời đại đá cũ với kỹ nghệ Ngườm nổi tiếng, dấu tích của loài người sinh sống có niên đại cách đây khoảng 41.500 năm. Với những phát hiện mới trong lần khai quật thứ 5 được tổ chức đầu năm 2024, tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp các nhà khoa học lập hồ sơ đề nghị Mái Đá Ngườm là di tích quốc gia đặc biệt.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên vừa chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn lập hồ sơ đề nghị công nhận di chỉ khảo cổ Mái đá Ngườm là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Đây cũng là di tích đầu tiên thuộc thời đại Đá cũ ở Việt Nam ghi nhận các phương pháp và kỹ thuật chế tác đá đặc sắc như vậy. Kết quả nghiên cứu mới, cập nhật từ cuộc khai quật năm 2017 và 2024 cho thấy, di chỉ này xứng đáng được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.
Phát huy vẻ đẹp về cảnh quan, văn hóa bản địa, kinh tế-xã hội sôi động, giao thông kết nối thuận lợi và nỗ lực phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tỉnh Thái Nguyên đang có nhiều giải pháp đầu tư, chỉnh trang nâng cấp điểm đến, tuyên truyền quảng bá nhằm thu hút du khách.
Sau 5 lần khai quật Di chỉ Mái đá Ngườm tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên đã thu được nhiều hiện vật có niên đại dao động từ khoảng 60 nghìn năm đến khoảng 120 ngàn năm trước.
Tháng 3 và đầu tháng 4/2024, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên và Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp tổ chức khai quật di chỉ khảo cổ Mái Đá Ngườm lần 5 tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai đã phát hiện nhiều hiện vật mới giúp mang lại nhận thức mới về di chỉ kỹ nghệ Ngườm nổi tiếng này.
Qua đánh giá bước đầu của các chuyên gia, hiện vật thu được trong đợt khai quật tại Di chỉ Mái đá Ngườm từ 20/3 đến nay dự đoán niên đại dao động từ khung 60.000 năm tới khoảng 120.000 năm trước.
Đặc biệt, trong lần khai quật này, tại hố khai quật của lớp văn hóa 6 phát hiện 2 mẩu xương cháy. Đây là bằng chứng cư dân cổ tại Mái đá Ngườm đã biết dùng lửa.
Năm 1982, di chỉ này đã được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia. Với các kết quả nghiên cứu mới từ cuộc khai quật năm 2017 và năm 2024 vừa qua cho thấy di chỉ Mái đá Ngườm hoàn toàn xứng đáng để xem xét xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt trong tương lai gần.
Sinh ra và lớn lên tại huyện miền núi Võ Nhai (Thái Nguyên), Lý Thị Thùy Dương là một trong số ít những cô gái dám thay đổi cuộc đời mình thông qua giáo dục. Từ những kiến thức học hỏi được trong quãng thời gian ở nước ngoài, chị đã manh dạn quay về phát triển du lịch cộng đồng tại quê nhà.
Cổng thông tin du lịch và tủ sách thông minh huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) đã chính thức khai trương vào ngày khai giảng năm học 2023-2024 của Trường Phổ thông dân tộc nội trú - Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Xã Thần Sa (Võ Nhai, Thái Nguyên) không chỉ nổi tiếng với Mái Đá Ngườm, thác Mưa Rơi mà còn được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Và ẩn dưới những tán rừng già ở xóm Trung Sơn là thác 7 tầng - thác Mây, được nhiều người ví như thác Bản Giốc thu nhỏ.
Chùa Y Na; Khu di tích khảo cổ học Thần Sa; Hang Sa Khao là các di tích độc đáo ở Thái Nguyên.
Thác Nậm Rứt với tên gọi thân thuộc của dân tộc Tày 'thác Mưa Rơi' - một thắng cảnh ẩn hiện độc đáo. Sở dĩ có tên gọi này vì vào những ngày tạnh ráo chỉ có một dòng thác nhỏ đổ từ vách đá cao xuống sông Thần Sa.
Thác Nậm Rứt với tên gọi thân thuộc của dân tộc Tày 'thác Mưa Rơi' - một thắng cảnh ẩn hiện độc đáo. Sở dĩ có tên gọi này vì vào những ngày tạnh ráo chỉ có một dòng thác nhỏ đổ từ vách đá cao xuống sông Thần Sa.
Khi nhắc đến Thần Sa, ngay từ cái tên đã gợi cho du khách một sự tò mò không hề nhỏ mà từ đó gợi lên sự thôi thúc muốn khám phá về nơi này. Thần Sa có những dãy núi đá vôi dày đặc thuộc phần cuối của sơn hệ Bắc Sơn và những dải thung lũng hẹp dọc theo đôi bờ sông Thần Sa.
Cuối tháng 3, cảnh sắc núi rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng (Võ Nhai) thật đẹp. Mùa này, cây trên rừng đua nhau ra hoa, ra lá. Hương rừng như vấn vít theo mỗi bước người đi, đâu đó, tiếng chim ríu rít nghe thật vui tai.
Tháng Tám, tiết trời vào Thu, lòng người xao động với nhiều cung bậc của cảm xúc… Cảm xúc dâng trào, tự hào khôn xiết trong mùa Thu này. Mùa Thu cách mạng và chúng ta hưởng trọn thành quả của 75 năm thành lập nước Việt Nam mới, dân chủ, của dân, vì dân. Và, để có được điều cao cả đó, Đảng, nhân dân ta đã phải trải qua các cuộc trường chinh gian khổ mà mỗi người Việt Nam nhớ về đều vời vợi nhớ thương.
Homestay là loại hình 'du lịch xanh' lý tưởng dành cho những ai yêu thích khám phá đời sống, con người ở các vùng đất mới. Khi chọn du lịch homestay, du khách sinh sống ở nhà người dân, tham gia vào các hoạt động với người dân như một thành viên trong gia đình. Loại hình du lịch này đã xuất hiện ở Thái Nguyên chưa? Chúng tôi khẳng định là có, nhưng mới chỉ bắt đầu manh nha mà thôi.
Kinh Môn là mảnh đất thiêng hội tụ muôn hình sông thế núi với những sử thoại bi hùng, những địa danh gắn với tên tuổi của nhiều danh nhân nước Việt đã đi vào huyền thoại.