Kbang: Trồng xen mắc ca trong vườn cà phê cho thu nhập cao

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đầu tư trồng xen cây mắc ca trong vườn cà phê. Mô hình này đã mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.

Kbang khẩn trương giúp dân thu hoạch mía cháy

Sau khi dập tắt đám cháy xảy ra vào chiều 24-3 gây thiệt hại 40 ha mía của 24 hộ dân tại khu sản xuất làng Dơng (xã Kông Lơng Khơng), UBND huyện Kbang phối hợp với Nhà máy Đường An Khê nhanh chóng triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân thu hoạch mía cháy nhằm giảm thiểu thiệt hại.

'Định vị' nông sản đặc trưng của địa phương

Phát huy lợi thế về khí hậu và thổ nhưỡng, một số địa phương khu vực phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai đã vận động, hướng dẫn người dân đầu tư trồng cây ăn quả, đưa giống lúa mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.

Thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao thu nhập

Nhiều hộ dân huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) có thu nhập khá khi mạnh dạn chuyển đổi diện tích lúa, mía kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Mở rộng tiêu thụ sản phẩm địa phương

Thời gian qua, chính quyền và các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong tỉnh Gia Lai rất quan tâm phát triển, mở rộng các điểm bán hàng Việt. Đó là nền tảng để hình thành chuỗi cung ứng hàng Việt, đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của địa phương và tiến đến liên kết mạng lưới sản phẩm trên cả nước.

Kbang quan tâm nâng cấp hệ thống thủy lợi

Hàng năm, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) thường xuyên kiểm tra, rà soát các công trình thủy lợi trên địa bàn để kịp thời xuất ngân sách tu bổ, nâng cấp. Nhờ đó, các công trình thủy lợi bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ và phát huy hiệu quả trong việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

Kbang đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng

Những năm gần đây, bà con nông dân huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích. Đây cũng là một trong những kế hoạch dài hạn của địa phương nhằm hiện thực hóa đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030.

Hiến kế bảo tồn, phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng

Ngày 26-7, tại TP. Pleiku, Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng phối hợp với Văn phòng Dự án tổ chức Frankfurt Zoological Society tại Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề 'Định hướng hoạt động về bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai đến năm 2023'. Thông qua góc nhìn đa chiều, các chuyên gia, nhà khoa học đã giúp cho tỉnh xây dựng hoàn thiện kế hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển.

Mắc ca: Từ 'kép phụ' trở thành cây trồng chủ lực

Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) có diện tích trồng mắc ca lớn nhất tỉnh với trên 2.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã: Sơ Pai, Sơn Lang, Đak Rong, Krong. Từ chỗ chỉ được trồng xen để chắn gió và cải thiện thu nhập, cây mắc ca đang phát huy giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao và dần trở thành cây trồng chủ lực của địa phương.

Kbang 'gắn sao' để nâng cao giá trị nông sản

Phát huy tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông nghiệp, nhiều hợp tác xã, hộ kinh doanh ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã đăng ký xây dựng sản phẩm OCOP. Việc được 'gắn sao' giúp cho nông sản địa phương nâng cao giá trị, vươn xa trên thị trường.

Các địa phương phía Đông tỉnh Gia Lai khẩn trương ứng phó bão số 4

Trước diễn biến phức tạp của bão số 4, các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai như: Kbang, Kông Chro, Đak Pơ và thị xã An Khê đã chủ động triển khai các biện pháp, tuyên truyền hướng dẫn người dân thu hoạch hoa màu, chằng chống nhà cửa, rà soát điểm xung yếu sẵn sàng ứng phó với bão lũ.

Công tác trồng rừng ở Gia Lai gặp nhiều khó khăn

Theo kế hoạch, tỉnh Gia Lai sẽ trồng 8.000 ha rừng trong năm 2022. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên đến nay, công tác trồng rừng đạt thấp. Vì vậy, công tác này cần sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, đơn vị và sự đồng thuận của người dân.

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Nhiều khó khăn, thách thức

Sau 11 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn của tỉnh Gia Lai đã có sự thay đổi rõ rệt, cơ sở hạ tầng dần được hoàn thiện, đời sống người dân ngày một nâng cao. Bước sang giai đoạn 2021-2025, nhiều tiêu chí đã được nâng lên khiến các địa phương gặp không ít khó khăn, thách thức trong việc thực hiện mục tiêu đề ra.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững

Với quyết tâm tạo đột phá trong sản xuất nông nghiệp, huyện Kbang xác định đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng bền vững, gắn phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, cây dược liệu, cây ăn quả và hướng đến xuất khẩu.

Phấn khởi vì mắc ca được giá

Hiện nay, nông dân các xã có diện tích trồng cây mắc ca lớn ở huyện Kbang như: Sơ Pai, Sơn Lang, Đak Rong, Krong, Đak Smar và thị trấn Kbang đang bước vào vụ thu hoạch. Tuy năng suất mắc ca không cao nhưng hạt tươi được bán với giá 80-85 ngàn đồng/kg khiến người dân phấn khởi.

Lúa ST25 bén đất Sơ Pai

Gia đình ông Nguyễn Văn Huyên (thôn 3, xã Sơ Pai, huyện Kbang) đã đưa vào trồng thử nghiệm giống lúa ST25 trên cánh đồng Buôn Lưới và thu được thành công. Đây là giống lúa cho hạt gạo được xếp hạng ngon nhất thế giới năm 2019.

Chủ động giải pháp giảm thiểu thiệt hại do mưa bão

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, mùa mưa bão năm nay diễn biến khó lường, có thể xuất hiện nhiều đợt áp thấp nhiệt đới, bão nối tiếp nhau nên nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng trên địa bàn tỉnh. Do đó, các cấp, các ngành và người dân cần chủ động triển khai biện pháp ứng phó với mưa bão nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Ngày hội du lịch huyện Kbang: Hứa hẹn nhiều hấp dẫn

Từ ngày 29 đến 31-7, huyện Kbang sẽ tổ chức Ngày hội du lịch năm 2022. Hiện tại, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đang tập trung chuẩn bị cơ sở vật chất, hàng hóa để ngày hội diễn ra thành công.

Cảnh báo nguy cơ bệnh viêm da nổi cục trên đàn gia súc

Sau gần 1 năm tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên đàn gia súc, đến nay, khả năng bảo hộ của vắc xin đang giảm dần, nguy cơ xuất hiện dịch bệnh là rất lớn. Trước tình hình đó, các địa phương trong tỉnh Gia Lai đang chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Gia Lai: Đặc sản địa phương hút khách du lịch

'Ẩm thực không đơn thuần chỉ để sinh tồn, đó là một cuộc khám phá đời sống đa sắc màu của cư dân nơi vùng đất mới. Với một địa phương có nhiều đặc sản và ẩm thực phong phú như Gia Lai, cuộc khám phá ấy có rất nhiều lý do để thu hút khách du lịch'-anh Chu Văn Chỉ-Chủ nhà hàng Tơ Nưng (xã Biển Hồ, TP. Pleiku) nhận định.

Cảnh báo nguy cơ sạt lở đất trong mùa mưa

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, các trận động đất tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) khiến nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị ảnh hưởng. Động đất xảy ra vào thời điểm cuối mùa khô, đầu mùa mưa nên tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất tại các khu vực bị tác động khi một lượng lớn nước mưa ngấm qua các kẽ nứt trên bề mặt.

Kbang: 1 người tử vong do bị sét đánh

Ông Mã Văn Tình-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Từ 17 giờ đến 19 giờ ngày 14-4, trên địa bàn huyện có mưa to, giông, lốc, sét, gây thiệt hại về người, nhà ở và hoa màu. Trong đó, có 1 người tử vong do bị sét đánh.

Kbang: Sản lượng mía thu hoạch đạt trên 70% diện tích

Ông Mã Văn Tình-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Tính đến thời điểm này, sản lượng mía của huyện đã thu hoạch hơn 70% trên tổng số 9.500 ha mía nguyên liệu. Dự kiến, đến ngày 15-4 sẽ kết thúc vụ ép năm 2021-2022.

Kbang: Nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả

Từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã triển khai thực hiện các mô hình, dự án phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm giảm nghèo bền vững.

9X chế biến thực phẩm từ hạt mắc ca

Với tinh thần dám nghĩ dám làm, chị Nguyễn Thị Lệ Giang (SN 1991, tổ 8, thị trấn Kbang) đã nghiên cứu, chế biến hạt mắc ca thành những loại thực phẩm hữu ích như: sữa, tinh dầu, muối mắc ca… được người tiêu dùng đón nhận, đánh giá cao. Mỗi năm, chị tiêu thụ 7-11 tấn mắc ca cho người dân và mang về nguồn thu nhập khá cho gia đình.

Kbang: Thiệt hại hơn 23 tỷ đồng do thiên tai

Trong vụ mùa 2021, tổng diện tích cây trồng trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bị ảnh hưởng do khô hạn là 2.671 ha, ước tổng thiệt hại hơn 23 tỷ đồng.

Gia Lai tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản

Nhờ triển khai quyết liệt các giải pháp kết nối tiêu thụ nông sản tại các chợ đầu mối, hệ thống siêu thị, sàn thương mại điện tử, đến nay, gần như toàn bộ nông sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã cơ bản tìm được đầu ra.

Khấp khởi mùa dổi chín

Bám sâu vào lòng đất Kbang, dổi xanh được ví như 'vàng đen' kết những chùm quả căng tròn, bóng bẩy. Chọn giống cây lạ mà quen này để trồng, nông dân nơi đây khấp khởi mong chờ những vụ mùa bội thu.

Đông Trường Sơn hạn hán gây thiệt hại vụ mùa

Nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng qua làm hàng ngàn héc ta cây trồng vụ mùa tại các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai bị thiệt hại. Diễn biến thời tiết đang khiến bà con nông dân rất lo lắng.

Đông Trường Sơn: Bệnh khảm lá vi rút hoành hành trên cây mì

Khu vực phía Đông tỉnh Gia Lai hiện có hàng trăm héc ta mì mắc bệnh khảm lá vi rút. Để hạn chế bệnh lây lan ra diện rộng, ngành chức năng và người dân đang nỗ lực tìm giải pháp phòng trừ.

Triển vọng từ dự án chăn nuôi công nghệ cao tại Sơ Pai

Sau khi được UBND tỉnh Gia Lai cấp chứng nhận đầu tư, Tập đoàn Mavin bắt đầu triển khai Dự án chăn nuôi heo công nghệ cao tại xã Sơ Pai (huyện Kbang) với tổng mức đầu tư giai đoạn đầu hơn 120 tỷ đồng. Đến nay, Dự án đã triển khai xây dựng hệ thống chuồng trại dã chiến và nhập 100 con heo giống từ Úc về chăn nuôi, đồng thời gấp rút triển khai các hạng mục tiếp theo với định hình một cơ sở chăn nuôi công nghệ cao quy mô lớn.

Kbang phấn đấu thành huyện nông thôn mới

Theo kế hoạch, đến cuối năm 2021, Kbang (tỉnh Gia Lai) sẽ có thêm 6 xã, 7 làng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và huyện hoàn thành chương trình xây dựng NTM.

Gia Lai: Giá mì tăng cao do nguồn cung khan hiếm

Các cơ sở chế biến đang thu mua củ mì tươi 30 độ bột với giá 2.950 đồng/kg, cao hơn 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Giá mì tăng cao khiến nông dân ở các địa phương khu vực phía Đông tỉnh Gia Lai rất phấn khởi.

'Cam ông Lộc' trên đất Gia Lai

'Bén duyên' với mảnh đất Gia Lai khoảng 7 năm nay, những vườn 'cam ông Lộc' đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Mùa thu hoạch cam tập trung vào dịp đón năm mới nên nông dân càng thêm phấn khởi.

Hợp tác xã Tơ Tung hoạt động hiệu quả nhờ đầu tư máy móc, thiết bị

Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp-Thương mại và Dịch vụ Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cải thiện thu nhập cho các thành viên.

Gia Lai tăng tốc xây dựng nông thôn mới

Để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương ở Gia Lai đang tập trung nguồn lực thực hiện các tiêu chí, phấn đấu đến cuối năm có thêm 27 xã đạt chuẩn NTM, 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đặc biệt là huyện Kbang và Đak Pơ đạt chuẩn NTM.

Kbang hỗ trợ nông dân tiêu thụ rau quả

Thời gian qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Đoàn Kết (xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã kết nối với một số tổ sản xuất rau an toàn trên địa bàn để cung ứng sản phẩm cho các siêu thị ở khu vực miền Trung. Hướng đi này mở ra kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định, giúp các hộ trồng rau yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập.

Gia Lai khôi phục mạng lưới giao thông sau mưa bão

Bão số 9 và đợt áp thấp nhiệt đới vừa qua đã làm hư hại nhiều tuyến đường tại các huyện phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai. Việc khắc phục sự cố giao thông đang gặp nhiều khó khăn do liên tục có mưa.

Gia Lai khẩn trương khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão

Cơn bão số 9 đã làm hàng ngàn héc ta cây trồng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị ngã đổ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng. Để hạn chế thiệt hại, ngành Nông nghiệp và PTNT và chính quyền các địa phương đang cùng người dân tích cực khắc phục hậu quả để sớm khôi phục sản xuất.

Khu vực phía Đông tỉnh Gia Lai chủ động phòng-chống lụt bão

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, trong những ngày tới, trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và khu vực phía Đông nói riêng tiếp tục có mưa với lượng mưa trung bình 80-150 mm, có nơi trên 200 mm, mực nước các sông suối tiếp tục dâng cao. Để giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, UBND các huyện, thị xã phía Đông tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp chủ động ứng phó lụt bão.

Kbang chuyển đổi diện tích mía sang trồng cây ăn quả

Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) có gần 1.130 ha cây ăn quả các loại. Từ nguồn vốn chương trình nông thôn mới, huyện đã thực hiện dự án liên kết sản xuất cây ăn quả với tổng diện tích 34,8 ha tại các xã phía Nam.

Gia Lai: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai chỉ đạo các sở, ngành và địa phương huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ 27 xã cùng 2 huyện là Kbang và Đak Pơ đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm nay.

Kbang: Triển vọng cây keo lai

Nhiều năm nay, người dân huyện Kbang đã tích cực chuyển đổi diện tích đất dốc, bạc màu sang trồng keo lai để xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập.

Đẩy mạnh sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn Gia Lai

Nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế của địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả đến năm 2030, định hướng đến năm 2040. Thực hiện nghị quyết này, ngành nông nghiệp và các địa phương đang đẩy mạnh phát triển cả về diện tích lẫn sản lượng, đặc biệt chú trọng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Qua 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 4-3-2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về việc 'Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa', huyện Kbang đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.