Cộng đồng các dân tộc trên vùng đất biên cương Lạng Sơn đã sáng tạo, lưu giữ được nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian phong phú. Trong đó hát then của đồng bào Tày, Nùng là loại hình mang đậm bản sắc văn hóa xứ Lạng, được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Loại hình diễn xướng này đang tiếp tục được bảo tồn, phát huy giá trị và ngày càng lan tỏa với sự đóng góp công sức của các nghệ nhân ở cộng đồng thôn, bản.
Năm 2019, di sản Thực hành then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Cùng niềm vinh dự đó, những năm qua, các cấp chính quyền và người dân tỉnh Lạng Sơn đã chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị để di sản then trở thành tài sản chung của nhân loại.
Nghệ nhân Nhân dân Mông Thị Sấm (trong ảnh), SN 1939, hiện trú tại số nhà 38 A, ngõ 3B, đường Lê Đại Hành, khối 7, phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn). Với hơn 63 năm miệt mài gìn giữ điệu hát then cổ - di sản văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, bà còn lan tỏa niềm đam mê bằng cách truyền dạy cho nhiều thế hệ học trò.
Chiều 10/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn đã long trọng tổ chức lễ trao tặng danh hiệu 'Nghệ nhân nhân dân', 'Nghệ nhân ưu tú' trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể lần thứ II.
Tỉnh Lạng Sơn có 03 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu 'Nghệ nhân Nhân dân' và 12 nghệ nhân khác được phong tặng danh hiệu 'Nghệ nhân ưu tú'.
Chiều 10-6, tại Trung tâm văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức lễ trao danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ hai và kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trung tâm (10-6-1989 - 10-6-2019).