Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 (1947-2024), hôm nay 5/7, đoàn công tác Chính phủ do Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm trưởng đoàn đã tổ chức trang trọng lễ viếng, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Thành Cổ Quảng Trị; các Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9, Trường Sơn và thăm, tặng quà các gia đình chính sách tại huyện Gio Linh. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng; Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Đại tá Nguyễn Hữu Đàn; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến cùng dự.
Thiên nhiên ưu ái cho vùng đất Bắc Tây Nguyên bầu không khí vô cùng thanh lành. Trong khi nhiều nơi trên dải đất hình chữ S đang là 'mùa hè đỏ lửa' thì cao nguyên như một chiếc máy làm mát khổng lồ. Mùa hè cao nguyên cũng là mùa săn mây, săn sương của nhiều bạn trẻ ưa xê dịch.
Sau những hoang hoải và cả mệt nhoài với cuộc sống mưu sinh nơi phố thị, cuối ngày tôi lại lựa chọn trở về. Về với bình yên quê nhà, để thấy quê mình thật đẹp.
Không chỉ châu Á, phía bên kia đại dương là châu Mỹ mùa hè này cũng thật dữ dội. Hàng triệu người Mỹ, Brazil, Mexico... đã và đang tiếp tục đối mặt với mối đe dọa từ các đợt nắng nóng nguy hiểm.
Trong cuộc đời của nhà báo Trần Mai Hưởng (quê ở TP Hải Dương), nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam có hơn 10 năm ông là phóng viên chiến trường, cũng là những năm tháng quan trọng nhất trong cuộc đời làm báo của ông.
Tuyển Indonesia đã có chiến thắng quan trọng 2-0 trước Philippines trên sân nhà Bung Karno ở lượt cuối bảng F Vòng loại thứ 2 World Cup 2026.
Chắc chắn có sự khác biệt rất lớn giữa cái lạnh thấu xương của Thường Châu năm 2018 và mùa hè đỏ lửa ở Basra năm nay, cũng như lứa U23 năm ấy với tập hợp các tuyển thủ hàng đầu của Việt Nam và Iraq bây giờ. Nhưng ký ức vẫn là một phần của bóng đá, như cầu nối giữa mơ và thực...
Lễ hội Vì Hòa bình lần đầu tiên được tổ chức ở Quảng Trị cũng là lễ hội đầu tiên của cả nước nhằm tôn vinh giá trị của hòa bình, kêu gọi mọi người chung tay đấu tranh, gìn giữ, xây dựng hòa bình, thịnh vượng, bền vững cho quê hương, đất nước và nhân loại.
Tiếng đàn Ta Lư do nhạc sĩ Huy Thục sáng tác có tiết tấu của tiếng đàn Ta Lư, âm vang tiếng trống trận, ca ngợi chiến thắng của quân và dân Quảng Trị khói lửa.
Hơn nửa thế kỷ Đông Hà giải phóng, từ hoang tàn đổ nát của chiến tranh, bộ mặt đô thị bên dòng sông Hiếu bây giờ đã 'thay da đổi thịt' từng ngày. Nhớ lại những ngày tháng của mùa hè đỏ lửa 1972, khi Đông Hà được giải phóng, nhiều cựu chiến binh (CCB) từng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc am tường về chiến dịch giải phóng Đông Hà năm xưa vẫn rưng rưng niềm xúc động...
Nhân kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2024), chiều 26-4, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền cùng lãnh đạo các sở, ngành, lãnh đạo thị xã Bình Long đã đến viếng, dâng hương tưởng niệm đồng bào tử nạn tại Di tích lịch sử quốc gia Mộ 3.000 người tại thị xã Bình Long.
Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (LLVTND) Nguyễn Huy Hiệu, quê xã Hải Long (Hải Hậu), nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng (Khóa VIII, IX, X), nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã chiến đấu và tham gia bốn chiến dịch lớn: Chiến dịch Mậu Thân 1968, Chiến dịch Đường 9 Nam Lào 1971, Chiến dịch mùa hè đỏ lửa 1972 và Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. Ông là 'hiện sinh' cao đẹp, trân quý về phẩm chất 'Bộ đội Cụ Hồ', truyền thống yêu nước, anh hùng của đất và người Nam Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xứng danh với lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh 'Đồng bào tỉnh Nam Định có truyền thống đoàn kết và đấu tranh anh dũng. Trong thời kì kháng chiến, tỉnh Nam Định đã lập nhiều chiến công vẻ vang'.
Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là
Tối 22/4 (tức ngày 14/3 năm Giáp Thìn), tại Nhà hành lễ - Bến thả hoa đôi bờ Nam sông Thạch Hãn, BĐBP tỉnh Quảng Trị phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã Quảng Trị tổ chức 'Đêm hoa đăng' nhằm tôn vinh và ghi nhớ công ơn của các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Sáng 19-4, UBND thị xã Bình Long tổ chức lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đối với Tịnh độ cư sĩ Phật hội Hưng Lập Tự.
TP Hải Phòng sẽ tổ chức chiếu phim miễn phí phục vụ đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố trong dịp tháng 4, tháng 5/2024.
Thị xã Quảng Trị từ xa xưa là dinh lỵ của tỉnh Quảng Trị, nơi đây ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của quê hương, đất nước, đặc biệt là cuộc chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972 của quân và dân ta buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán đi đến chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Mạch nguồn lịch sử và truyền thống cách mạng của quê hương bồi đắp cho các thế hệ con dân thị xã khát vọng vươn lên, chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình, hướng đến xây dựng đô thị hòa bình.
Một lý tưởng sống cao cả, một tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, họ là những người lính trong 'Mùi cỏ cháy' của đạo diễn Nguyễn Hữu Mười.
Bên cạnh 'Đào, phở và piano' với nội dung thời kháng chiến đang gây tò mò trong những ngày qua, chúng ta cũng đã từng có những bộ phim với chủ đề tương tự gây chú ý một thời như Mùi cỏ cháy, Những người viết huyền thoại, Đừng đốt,…Hãy cùng tìm hiểu những bộ phim ấy qua bài viết dưới đây.
Trước thềm năm mới 2024, nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Bác Hồ, các anh hùng dân tộc, anh hùng liệt sĩ, đồng bào tử nạn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sáng 8-2, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị đã đến dâng hương tại các điểm di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh.
Hà là chiến sĩ thông tin hữu tuyến . Tôi với Hà cùng quê ,cùng lớp,cùng trường ,cùng nhập ngũ một ngày rồi cùng đi B .
Sáng 28/12, Hội chiến sỹ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 tỉnh Hòa Bình tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tới dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và 132 đại biểu đại diện cho trên 560 hội viên Hội chiến sỹ Thành cổ Quảng Trị trong tỉnh.
'Tóc râu giờ bạc trắng rồi/Mà toàn nói chuyện một thời còn xanh/Mấy lần thần chết gọi anh/Còn duyên còn nợ chưa đành ra đi' - nhà báo Trần Mai Hưởng, nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam viết hồi ký 'Phóng viên chiến trường' với tâm thế như thế.
Nhà báo Trần Mai Hưởng đã hồi tưởng lại hành trình cùng các đồng nghiệp đi qua những giai đoạn khó khăn ác liệt nhất của chiến tranh, thực hiện nhiệm vụ của những người đưa tin trong lửa đạn.
Nhà báo Trần Mai Hưởng đã chia sẻ như vậy tại Lễ mắt cuốn sách 'Hồi ký phóng viên chiến trường'. Cuốn Hồi ký kể về những giai đọạn khó khăn ác liệt nhất của chiến tranh mà ông và đồng nghiệp cùng thế hệ đã đi qua, thực hiện nhiệm vụ của những người 'đưa tin trong lửa đạn'.
Khi đọc cuốn Hồi ký 'Phóng viên chiến trường' của nhà báo Trần Mai Hưởng – Nguyên Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, chúng tôi mới thấm thía được hết câu nói ấy.
Chiều nay 15-10, đoàn công tác của Tỉnh ủy Bình Phước và Kon Tum do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Phước Huỳnh Thị Hằng và Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Văn Hòa làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, tưởng niệm đồng bào tử nạn trong chiến tranh tại di tích mộ 3.000 người, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành của 2 tỉnh và thị xã Bình Long.
Thị xã Quảng Trị, một mảnh đất hiền hòa soi mình bên dòng Thạch Hãn huyền thoại. Trong lịch sử hình thành, thị xã Quảng Trị từng giữ vị trí trọng yếu trong thế địa chính trị của đất nước, chứng kiến những cuộc thử lửa đối đầu và đổi thay của lịch sử. Từ dinh lỵ Quảng Trị được thành lập vào năm 1809, đến tỉnh lỵ sầm uất của tỉnh Quảng Trị, thành nơi đụng đầu lịch sử trong cuộc chiến tranh ác liệt 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972. Những mạch nguồn quan trọng ấy đã bồi đắp thêm cho mảnh đất và con người thị xã Quảng Trị ý chí kiên cường, nỗ lực cống hiến, tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn để từng bước xây dựng thị xã Quảng Trị ngày càng vững bước đi lên với khát vọng hòa bình và phát triển.
Tham quan, trải nghiệm và được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngay tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị.
Tháng 7 - tháng 'đền ơn, đáp nghĩa', tri ân các anh hùng, liệt sỹ - tháng của những hành trình về nguồn. Nhân kỷ niệm 76 năm ngày thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023), đoàn công tác của tỉnh Điện Biên đã có cuộc hành trình về vùng đất lửa miền Trung để tri ân công các anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ nơi dải đất đầy nắng gió.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Trung ruột thịt là một trong những chiến trường khốc liệt nhất, được báo chí thế giới thời đó đánh giá là 'có những cuộc chiến khốc liệt bậc nhất địa cầu'.
'Mưa đỏ' - tác phẩm nói về cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị mùa hè đỏ lửa năm 1972 được NSND Trịnh Thúy Mùi dàn dựng trên sân khấu chèo.
Có lẽ không nơi nào như dải đất hình chữ S, những nghĩa trang liệt sỹ trải dài suốt dọc dài đất nước. Máu xương thấm đẫm trên lá cờ Tổ quốc, anh linh các anh hùng liệt sỹ hòa vào núi sông, cây cỏ. Đã 15 năm, những người làm báo Pháp luật Việt Nam tiếp bước những hành trình về miền đất lửa miền Trung với tất cả lòng biết ơn, sự thấm thía về hòa bình, nơi mỗi tên làng tên núi tên sông đã đi vào sử sách…
Nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Tư pháp tổ chức chuyến 'Hành trình tri ân – hành trình tình nguyện; kết hợp thăm tặng quà các gia đình thương binh, liệt sĩ năm 2023' về với miền Trung.
Nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2023), sáng nay 22-7, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền đã đến viếng, dâng hương tưởng niệm đồng bào tử nạn trong chiến tranh, tại mộ 3.000 người, thị xã Bình Long. Cùng dự lễ viếng có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, thị xã Bình Long.
Tiếp tục các hoạt động tri ân tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, ngày 20-7, đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm Trung đội Mai Quốc Ca, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và Nghĩa trang liệt sĩ huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Đoàn công tác tỉnh Hải Dương đã dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 và Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị.
Tiếng chuông len vào cỏ cây, ngấm vào thớ đất, viên gạch, quện vào dòng sông Thạch Hãn, vọng về từ ký ức hào hùng vùng cỏ cháy. Tiếng chuông nhắc mỗi người đến thăm: 'Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi/Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ/… Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió/Ru mãi bài ca bất tử đến vô cùng' (thơ Phạm Đình Lân).
Hôm nay 7/7, đoàn công tác của Bộ VH,TT&DL do UVTƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Văn Hùng làm trưởng đoàn trang trọng tổ chức lễ viếng các anh hùng liệt sĩ tại Di tích Thành Cổ Quảng Trị và các Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Đường 9. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng tham dự.