Câu lạc bộ Doanh nghiệp xứ Nghệ tại Hải Phòng vừa tổ chức chương trình thiện nguyện với chủ đề 'Chung tay cùng các em tới trường' tại các huyện: Nghi Xuân, Can Lộc và Hương Khê (Hà Tĩnh)
Do ảnh hưởng của bão số 4, trên địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang có mưa to đến rất to tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét trên diện rộng. Để chủ động đối phó với tình hình mưa bão, lực lượng Công an trên địa bàn huyện Hương Khê đã gấp rút di dời các hộ dân đến nơi tránh trú an toàn.
Chính quyền địa phương một số vùng có nguy cơ xảy ra ngập lũ, lũ quét, sạt lở đất ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đang gấp rút di dời các hộ dân đến nơi an toàn.
Trường học ở khắp mọi miền đất nước đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho năm học mới.
Các trường đang chạy đua với thời gian để hoàn thiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên… sẵn sàng đón học sinh với quyết tâm và khí thế mới.
Là khu vực được coi là 'lõi nghèo' của đất nước, vấn đề dinh dưỡng của trẻ em vùng dân tộc thiểu số (DTTS) càng đáng lo ngại khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập, phát triển thể chất và trí não của trẻ. Vì vậy, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách trực tiếp nhằm bảo đảm tất cả trẻ em đều được quan tâm, phát triển toàn diện về cả thể trạng và sức khỏe.
Sở GD&ĐT Hà Tĩnh vừa có văn bản về việc chống rét trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đồng Nai và Công ty Changshin Việt Nam đã trao tặng nhiều phần quà cho người dân và các trường học bị thiệt hại do lũ lụt trên địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Phòng chống rét, giữ ấm học sinh được các trường vùng cao, miền núi xem như nhiệm vụ quan trọng để bảo đảm sức khỏe HS, duy trì sĩ số...
Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài 2): Bản làng vui có bước chân thầy cô
Những tấm gương về nghị lực vượt khó của học sinh, giáo viên nếu được báo chí đưa tin, lan tỏa sẽ là cách giáo dục hiệu quả nhất hiện nay.
Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tấm lòng hảo tâm, góp phần chia sẻ, tiếp sức đến trường cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Sự kiện những cô giáo 'cắm bản' ở điểm trường bản vùng cao Rào Tre (Trường Mầm non Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh) sáng sớm ngày khai giảng lặn lội đến tận nhà bà con dân tộc Chứt đánh thức học sinh rồi tự tay giúp từng em rửa mặt, vệ sinh, mặc quần áo và chở các em đến lớp, vừa kịp hòa chung niềm vui đón chào năm học mới… đã thực sự là một biểu tượng đẹp về lòng 'yêu nghề, mến trẻ', tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong công luận. Và thật xúc động khi biết rằng, để bảo đảm mọi trẻ em trong độ tuổi mầm non đều được ra lớp, đã từ nhiều năm nay, các cô giáo nơi bản làng Rào Tre xa khuất này đều phải lặng thầm kiên trì hằng ngày vượt qua 5 - 6 cây số đường rừng đèo dốc quanh co đầy bụi bặm, bùn đất (cho mỗi chiều đi, về) để đến từng gia đình đồng bào dân tộc Chứt, vận động, thuyết phục bà con và trực tiếp đón các em học sinh đến trường. Trước đây, lúc điểm trường chưa tổ chức ăn bán trú cho học sinh, các cô phải đưa đón các em bốn lần một ngày. Nay, khi trường có điều kiện bố trí ăn bán trú, mỗi ngày hai lần, sáng sớm các cô đến từng nhà đón học sinh ra lớp và chiều tan học lại đưa các em về tận nhà…
Tờ mờ sáng, các cô giáo đã đi xe máy, vượt quãng đường 5km đến bản Rào Tre đón các em đồng bào dân tộc Chứt đi dự lễ khai giảng ở trường Mầm non Hương Liên (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).
Tờ mờ sáng, giáo viên đã có mặt tại bản Rào Tre (Hương Khê, Hà Tĩnh) gọi học sinh thức dậy, sửa soạn quần áo và chở các em đi khai giảng.
Cùng với khu vực thành thị, các trường học vùng biên Hà Tĩnh đang hoàn tất những công đoạn chuẩn bị cuối cùng cho ngày khai giảng năm học mới.
Các thiết bị dạy học mà Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II tặng góp phần tạo động lực để giáo viên, học sinh vùng sâu, vùng xa khắc phục khó khăn, nỗ lực vươn lên trong dạy và học.
Bằng tấm lòng nhân văn, học sinh, giáo viên và phụ huynh hệ thống Trường Mầm non Trí Đức (TP Hà Tĩnh) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, san sẻ yêu thương tới các bạn nhỏ vùng khó khăn, các bạn nhỏ dân tộc Chứt…