Cây cam sành được xác định là cây trồng chủ lực không chỉ của Hàm Yên mà còn của tỉnh. Tuy nhiên những năm gần đây diện tích cây cam sành liên tục sụt giảm, điều này đã đặt ra những yêu cầu với ngành Nông nghiệp, huyện Hàm Yên trong việc sớm có giải pháp để giữ ổn định diện tích, thương hiệu loại trái cây này.
Đó là tâm sự của Nghệ nhân Ưu Tú Vương Ngọc Quang, dân tộc Tày, thôn Bản Cuống, xã Minh Quang (Lâm Bình) khi được hỏi về cơ duyên giúp ông gắn bó với hát Then, đàn Tính. Vốn sinh ra trong gia đình không ai theo nghề ca hát, nhưng với tình yêu, niềm đan mê với điệu Then, đàn Tính ông đã tự mình học hỏi, rồi say sưa truyền dạy cho thế hệ trẻ ở địa phương.
Anh Hoàng Văn Liên, thôn Pá Han, xã Phù Lưu (Hàm Yên) mới 36 tuổi nhưng đã có 15 năm gắn bó với nghề nuôi ngựa và huấn luyện ngựa đua. Anh bảo, ngày xưa ngựa được người dân nơi đây dùng để chở nông sản, chở phân bón lên núi, nhưng nay ngoài làm công việc thường ngày đã được huấn luyện thành các chiến mã, tham gia thi đấu tại các trường đua khu vực.
Những ngôi nhà xây khang trang bao quanh những cây cầu, con đường bê tông uốn lượn qua những sườn đồi, tạo ra diện mạo nông thôn mới ở thôn Mường, xã Phù Lưu (Hàm Yên). Người Tày, người Dao ở đây năng động phát triển kinh tế, xây dựng đời sống ngày một sung túc. Thôn Mường đang vươn mình mạnh mẽ.
Gần 13 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), toàn tỉnh có 62 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí, trong đó có 54 xã đã được công nhận đạt, 8 xã đang được các ngành chức năng thẩm định để đề nghị UBND tỉnh xem xét, công nhận. Tuy nhiên, qua rà soát theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025, nhiều xã bị rớt tiêu chí.
Cuối năm 2022, qua rà soát, diện tích cam sinh trưởng, phát triển bình thường trên địa bàn huyện Hàm Yên chỉ còn trên 4,5 nghìn ha. Từ hơn 8 nghìn ha năm 2021, diện tích cam liên tục sụt giảm trong những năm gần đây đòi hỏi huyện gấp rút có những giải pháp để duy trì chất lượng và thương hiệu Cam sành Hàm Yên.
Cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh đã có nhiều hoạt động giúp đỡ các địa phương thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhất là 'trợ lực' để các xã hoàn thiện hạ tầng, hỗ trợ người dân xóa nhà dột nát, phát triển sản xuất. Sự chung sức ấy đã giúp người dân bớt gánh nặng, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi địa phương hoàn thành mục tiêu đề ra.
Hùng Mỹ (Chiêm Hóa) là xã thuần nông, chiếm đến 99% số hộ phát triển kinh tế nông lâm nghiệp. Ở đây đất được ví như 'vàng', là 'cần câu' để người dân sinh sống, xóa nghèo, làm giàu. Thế nhưng, khi thôn, xã có chủ trương mở rộng các tuyến đường liên thôn, nội đồng, người dân nơi đây đã sẵn lòng hiến đất. Phong trào hiến đất làm đường đã và đang lan tỏa rộng khắp trong từng nếp nhà, từng người dân ở mảnh đất vùng cao này.
Không chỉ tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ tài chính, thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hàm Yên còn phát huy vai trò, trách nhiệm đồng hành cùng địa phương trong xây dựng nông thôn mới. Qua đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống người dân.
Thời gian qua, với sự hỗ trợ của các cấp công đoàn trong tỉnh thông qua Chương trình nhà ở 'Mái ấm Công đoàn', nhiều người lao động đã có điều kiện xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở để 'an cư, lạc nghiệp'.
Cây chanh tứ quý (tứ mùa) cho thu hoạch quanh năm, giá cả lại ổn định nên người dân nhiều xã ở huyện Hàm Yên đã đua nhau trồng. Cả huyện đã lên tới trên 957 ha chanh. Cây chanh vượt đồi, xuống cả đất soi bãi và đất lúa. Khi thấy cây trồng mang lại giá trị, người dân trồng, đó là nhu cầu chính đáng nhưng nếu không có 'bàn tay' quy hoạch rất dễ phát triển ồ ạt, cung vượt cầu, dẫn đến thảm cảnh giải cứu nông sản là điều khó tránh khỏi. Bởi thế, thay vì làm theo phong trào, lợi ích trước mắt, hơn ai hết người nông dân cần có cái nhìn xa hơn...
Nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hàm Yên đã tạo nên những kết quả ấn tượng, khá đồng đều và toàn diện, căng tràn sức xuân trên lộ trình xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Tuyên Quang đã tạo nên diện mạo mới cho các làng quê, đồng thời tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Nhờ đó, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.
12 năm xây dựng nông thôn mới đã tạo sức sống mới ở khắp các vùng nông thôn trong tỉnh. Những công trình mới, nếp nghĩ, cách làm mới đã làm nên những vùng quê sầm uất, trù phú...
Xác định phát triển giáo dục là một trong những tiêu chí then chốt trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, huyện Hàm Yên đã tập trung đồng bộ nhiều giải pháp để có bước phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục.
Chanh tứ quý (chanh bốn mùa) được đưa vào trồng ở nhiều địa phương trong tỉnh, tuy nhiên đầu ra không ổn định, do đó phải có quy hoạch cụ thể để không phát triển 'nóng' cây trồng này, tránh tình trạng cung vượt quá cầu.
Đường làng, ngõ xóm phong quang, dân cư sinh sống ngăn nắp, giao thông đi lại thuận tiện, sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao... Đó là cảm nhận của người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, khi họ được hưởng thành quả mà chính mình đã góp công xây dựng. Với sự vào cuộc quyết tâm, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực, đồng thuận của người dân. Đến nay, toàn tỉnh đã có 36 xã đạt chuẩn nông thôn mới, số tiêu chí bình quân đạt 14 tiêu chí/xã, vượt mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra.