Các hiệp hội, doanh nghiệp TP. Đà Nẵng mong muốn ngành Công Thương tăng cường hơn hỗ trợ xúc tiến thương mại để doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Những chuyển động trên thị trường cho thấy các nhà sản xuất quốc tế và doanh nghiệp vốn nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đang tăng cường tìm kiếm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ để đưa vào trong chuỗi cung ứng của họ. Về phía các nhà cung ứng trong nước, ngoài việc tận dụng cơ hội, cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ công nghiệp hỗ trợ.
Trở về từ hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2023 (SFS 2023) diễn ra vào ngày 25-8 vừa qua, nhiều doanh nghiệp (DN) là nhà sản xuất đầu cuối trong và ngoài nước rất hài lòng vì tìm được nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tiềm năng.
Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam muốn tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp FDI hay tập đoàn lớn cần sự tự tin hơn.
Nhiều doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng cho biết có kế hoạch mở rộng sản xuất và bày tỏ lo lắng về đảm bảo mặt bằng sản xuất, nhân lực chất lượng cao.
Tại 'Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2022', đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam khẳng định Đà Nẵng có nhiều tiềm năng để trở thành một mô hình xúc tiến đầu tư hiệu quả. Ngoài thu hút vốn FDI và ODA, Đà Nẵng có thể đa dạng hóa hơn nữa các nguồn lực tài chính cho phát triển...
Các nhà đầu tư, doanh nghiệp đã cam kết đồng hành, đưa thành phố bứt phá, phát triển theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Công nghiệp gắn với công nghệ cao, công nghệ thông tin là một trong những động lực đột phá cho kinh tế Đà Nẵng trong bối cảnh tăng trưởng đang chậm lại, nguồn lực đầu tư hạn chế, không gian mở rộng đô thị bị giới hạn. Nhưng giải pháp nào để đột phá về công nghiệp?
Chính phủ chỉ mới ban hành quy định thu hút đầu tư FDI có chọn lọc gần 3 năm nay, song Đồng Nai đã đi trước cả nước thực hiện chính sách này được hơn 10 năm. Do đó, dòng vốn FDI vào tỉnh trên lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đứng vào tốp đầu trong cả nước và được nhiều doanh nghiệp (DN) đánh giá là 'thủ phủ' của ngành công nghiệp hỗ trợ.
* Hôm nay khánh thành Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ
Sau hơn 30 năm mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đã thu hút 30,5 ngàn dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 365 tỷ USD. Tuy nhiên, trong thu hút FDI giai đoạn vừa qua vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc và hạn chế. Chính vì vậy, ngày 20-8-2019, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 50/NQ-TW được kỳ vọng là sẽ mở ra một 'kỷ nguyên' mới, giúp Việt Nam thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.
Năm 2019, Đà Nẵng thu hút được 8.900 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước và gần 690 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, gấp 8 lần số vốn đầu tư năm 2018.
Ngày 22-10, UBND TP Đà Nẵng, Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Ủy ban hợp tác CNTT Việt Nam - Nhật Bản (VJC) tổ chức Ngày CNTT Nhật Bản với chủ đề 'Hợp tác Việt - Nhật thúc đẩy chuyển đổi số'.
Khoảng 70% các công ty Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam cho biết có định hướng mở rộng kinh doanh tại châu Á và ASEAN, đặc biệt là ở Việt Nam. Thông tin này được ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức Thương mại Nhật Bản Hà Nội (JETRO) đưa ra tại Ngày hội công nghệ thông tin Nhật Bản diễn ra tại TP. Đà Nẵng.
95% doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) Nhật Bản quan tâm và sẵn sàng nhận kỹ sư Việt Nam trong lĩnh vực CNTT vào làm việc. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất trong hợp tác CNTT Việt – Nhật chính là các yêu cầu về ngôn ngữ tiếng Nhật. Và hiện nay, 3 mảng công nghệ mới tiềm năng nhất trong hợp tác CNTT Việt – Nhật là Chuyển đối số, Big Data và AR/VR.
Quy định của Chính phủ là đến năm 2020, công nghiệp hỗ trợ sẽ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu cho sản xuất nội địa. Tại Đồng Nai, tính đến đầu tháng 10-2019, công nghiệp hỗ trợ đã đáp ứng trên 60%. Có được kết quả này là nhờ tỉnh đã đi trước cả nước trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).