Tại xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái có 98% trẻ em là người dân tộc Mông, để các em sẵn sàng năm học mới là cả 1 quá trình dài.
Sản xuất vụ đông (vụ 3) từ lâu đối với ngành nông nghiệp cũng như người dân Yên Bái đã thực sự trở thành một vụ sản xuất chính trong năm. Bình quân mỗi vụ đông mang lại giá trị bình quân trên dưới 500 tỷ đồng, không chỉ khai thác tối đa đất đai, tạo việc làm thu nhập mà còn góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới bền vững.
TAND tỉnh Yên Bái vừa xét xử lưu động vụ án Vàng A Sình về tội 'Mua bán trái phép chất ma túy'.
Nhằm nâng cao chất lượng công tác xét xử các vụ án hình sự, đồng thời, đẩy mạnh chất lượng giáo dục, tuyên truyền pháp luật để quần chúng nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm về ma túy, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh đã đưa vụ án Vàng A Sình (sinh năm 1985), trú tại bản Háng Cuốn Rùa, xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải về hành vi 'Mua bán trái phép chất ma túy' ra xét xử lưu động.
Là huyện vùng cao, khí hậu mát mẻ, phù hợp phát triển rau màu quanh năm nên những năm gần đây, đã có nhiều người dân ở huyện Mù Cang Chải mạnh dạn đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để phát triển cây rau màu theo hướng an toàn.
Cả giáo viên cùng các phụ huynh đều hồ hởi góp sức mở rộng mặt bằng, xây dựng phòng học mới cho các con kịp có phòng học cho năm học mới.
Nằm trên một hòn đảo giữa lòng hồ Thác Bà, Cơ sở cai nghiện ma túy, đơn vị trực thuộc Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội tỉnh Yên Bái hiện là nơi dừng bước của những người ngày ngày chiến đấu với ma túy để vượt lên chính mình.
Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện Mù Cang Chải đã tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho người dân.
5 năm thực hiện chương trình 'Ngày cuối tuần cùng dân', cả hệ thống chính trị huyện Mù Cang Chải đồng hành, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Cả trong những ngày nghỉ, thầy cô giáo của huyện vùng cao Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) đồng hành giúp học sinh chinh phục tri thức.
Nấm hương là một trong những loại nấm được ưa chuộng trên thị trường với hương vị tự nhiên thơm ngon, đặc biệt bổ dưỡng, tốt cho cơ thể.
Vừa qua, đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do đồng chí Quàng Văn Hương - Phó chủ tịch Hội đồng làm Trưởng đoàn đã đến khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế, ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và hộ gia đình giai đoạn 2019-2023 tại 2 xã Nậm Khắt, Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải.
Thời gian qua, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh đã tăng cường xét xử công khai, tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm, xét xử lưu động các vụ án hình sự, nhất là án hình sự liên quan đến tội phạm ma túy. Qua đó, góp phần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phòng ngừa, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật; thiết thực Hưởng ứng 'Tháng hành động Phòng, chống ma túy'; Ngày Thế giới và Ngày toàn dân Phòng, chống ma túy - 26/6.
Từ nhiều năm nay, Mù Cang Chải đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở khai thác tiềm năng và thế mạnh sẵn có của địa phương.
Thời gian qua, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của tỉnh đã phát huy tốt vai trò là hạt nhân đoàn kết, cầu nối 'Ý Đảng - lòng dân', động viên, khích lệ nhân dân thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững an ninh trật tự..., góp phần xây dựng địa phương phát triển toàn diện về mọi mặt.
Trước yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, những năm qua, Phong trào Thi đua Quyết thắng trên địa bàn Mù Cang Chải đã góp phần nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) của lực lượng vũ trang (LLVT) địa phương; duy trì thực hiện nghiêm chế độ SSCĐ, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, kế hoạch tác chiến phòng thủ, xây dựng các phương án và tổ chức luyện tập sát tình huống, bảo đảm an toàn tuyệt đối các mục tiêu trọng yếu.
Trong 2 ngày 13 và 14/6, huyện Mù Cang Chải đã tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc lần thứ IV, năm 2024.
Ngày 5/6, đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy đã đi dự sinh hoạt chi bộ tại Chi bộ bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải.
Thực hiện việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 – 2025, đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có gần 8.400 tập thể, cá nhân đăng ký xây dựng mô hình điển hình tiên tiến học tập và làm theo lời Bác.
Với một vài héc ta trồng thử nghiệm, giống lê Đài Loan đã chứng tỏ nhiều ưu điểm khi trồng trên đất Mù Cang Chải như: thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, trình độ canh tác của nhân dân, sản phẩm được thị trường ưa chuộng, được giá… Bởi vậy, giống lê này được huyện xây dựng chủ trương, cơ chế, chính sách để nhân rộng và đã đưa vào chuỗi liên kết.
Gỗ Pơ mu được săn lùng với giá rất cao bởi độ bền và mùi hương, xã Nậm Khắt là một trong số ít các địa phương trong huyện Mù Cang Chải còn bảo tồn được loài cây này.
Vừa qua, tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, Trung tâm Nghiên cứu phát triển phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi (FEMMA) - Đại học Thái Nguyên tổ chức hội thảo đánh giá chương trình tập huấn 'Thúc đẩy kỹ năng lãnh đạo, lồng ghép giới và lập kế hoạch hành động'.
Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: 'Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…'. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.
Pơ Mu là loại gỗ quý trong nhóm A2, mọc ở độ cao trên 1000m ở hầu hết các cánh rừng trên địa bàn huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Tuy nhiên do tác động của con người mà hiện nay số lượng cây Pơ mu còn lại không nhiều, nhất là những cây cổ thụ.
Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.
Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.
Thời gian này, huyện Mù Cang Chải đang chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn tổ chức nhiều hoạt động mang đậm nét riêng có; khai thác hiệu quả lợi thế tại chỗ từng địa phương để thu hút du khách trong mùa nước đổ.
Trước diễn biến khó lường, phức tạp của tội phạm ma túy cùng yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án, thời gian qua, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh đã tăng cường đưa ra xét xử công khai, tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm, xét xử lưu động các vụ án hình sự, nhất là vụ án liên quan đến tội phạm ma túy, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phòng ngừa, răn đe những hành vi phạm pháp.
Vừa qua, tại thao trường xã Nậm Khắt, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mù Cang Chải đã tổ chức bắn đạn thật cho 86 dân quân tự vệ (DQTV) năm thứ nhất.
Huyện Mù Cang Chải quyết tâm đưa xã Nậm Khắt về đích nông thôn mới trong năm 2024, các xã Púng Luông và Dế Xu Phình phấn đấu về đích trong năm 2025.
Ngày 28/3, Cục Dự trữ nhà nước khu vực Hoàng Liên Sơn đã tổ chức giao gạo hỗ trợ học sinh tại các Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải.
Những năm qua, công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm về ma túy (PCTPVMT) nói chung và PCTPVMT trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của tỉnh nói riêng đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Trong 3 tháng đầu năm nay, Huyện đoàn Mù Cang Chải đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đơn vị, trọng tâm là các hoạt động đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp; đẩy mạnh phong trào 'Thanh niên tình nguyện'.
Nhiều trường ở huyện vùng cao Mù Cang Chải và Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái gặp khó khăn trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh trên địa bàn.
Thông thường, việc xuất cấp, giao - nhận gạo cho học sinh bán trú diễn ra vào đầu tháng 3, nhưng đến nay đã gần cuối tháng 3, nhiều trường bán trú ở huyện vùng cao đặc biệt khó khăn Mù Cang Chải (Yên Bái) vẫn chưa nhận được gạo theo quy định, nhiều nơi đang phải đi vay, ăn đong...
Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định về việc thực hiện chế độ hỗ trợ cho học sinh bán trú; trong đó mỗi học sinh được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng. Tuy nhiên, vì lý do khách quan, gạo hỗ trợ cấp chậm. Các trường phổ thông dân tộc bán trú ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Yên Bái đang giải quyết khó khăn tạm thời để đảm bảo phục vụ học sinh.
Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp 'bông hoa' nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.
Sáng 15/3, lãnh đạo huyện Mù Cang Chải đã có buổi làm việc với các công ty doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trên địa bàn xã Nậm Khắt.
Quan tâm, chăm lo cho phụ nữ yếu thế, trong năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở hội triển khai việc hỗ trợ mô hình sinh kế chăn nuôi dê, bò, lợn, gà... cho hội viên phụ nữ yếu thế.
Sáng 13/3, Hội Luật gia huyện Mù Cang Chải tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024 cho các bí thư chi bộ, trưởng bản, già làng, trưởng dòng họ và đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã Hồ Bốn.
Huyện Mù Cang Chải có nhiều khó khăn, bất lợi về địa hình, khí hậu cũng như trình độ sản xuất của nông dân… Để thúc đẩy nông dân phát triển kinh tế, huyện đã có nhiều định hướng sáng tạo, phù hợp, tạo ra những sản phẩm đặc trưng, biến bất lợi trở thành lợi thế.
Mới đây, công trình 'Mạch vòng kết nối liên tỉnh các đường dây 376E29.2 Than Uyên – 377E17.3 Mường La' do Công ty Điện lực Yên Bái làm chủ đầu tư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Biết bao câu chuyện vui khác từ chuyện ủy thác, vay vốn chính sách mà ra như: tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn là nguồn phát triển Đảng, là nguồn cán bộ ở cơ sở...
Trong bối cảnh nền kinh tế đối diện với nhiều khó khăn cả từ các yếu tố bên trong và bên ngoài, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam vẫn thực thi các giải pháp có hiệu quả, duy trì cho dòng vốn tín dụng chính sách bền bỉ lan tỏa vào nền kinh tế, đến được đúng các đối tượng cần hỗ trợ, đảm bảo các mục tiêu an sinh xã hội.
Đến với huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái), du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh núi non hùng vĩ, vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang trải dài cao vút đến lưng trời cùng với sự thuần khiết của một loài hoa rừng mang tên Tớ Dày.
Tớ Dày là loại hoa rừng thuộc họ hoa đào, thường gọi là 'Pằng tớ dảy' dịch theo nghĩa tiếng Việt là 'hoa đào rừng.' Loại hoa này chỉ có năm cánh hồng với nhụy dài, nở thành từng chùm.
Dịp Tết Nguyên đán, núi rừng Mù Cang Chải (Yên Bái) đón mùa xuân về bằng sắc hồng rực rỡ của hoa tớ dày, hay còn gọi là hoa đào rừng.
Cùng với gói bánh chưng, các trường còn tổ chức các buổi học trò chơi dân gian như kéo co, nhảy sạp, những trò chơi truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là các hoạt động vui tết sớm ở các trường học của Yên Bái.
Các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác đã khắc phục được những hạn chế trong sản xuất và thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho người dân vùng cao.