Thi đua học tập, rèn luyện theo gương Bác ở Nậm Pồ (2)

Bài 2: Những cách làm hay, đột pháQuá trình triển khai thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, huyện Nậm Pồ đã có những cách làm mới, sáng tạo, nhiều mô hình hay, đột phá thu hút đông đảo cán bộ, Nhân dân hưởng ứng tham gia. Qua các mô hình, hoạt động ý nghĩa đó không chỉ nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, hội viên và Nhân dân trong học và làm theo Bác mà còn góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sớm gỡ khó giao đất giao rừng để quản lý rừng hiệu quả

Ngày 20/9/2019, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch số 2783 về 'Rà soát, hoàn chỉnh việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2019 - 2023'. Kế hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2023, toàn tỉnh phải hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDÐ lâm nghiệp tỉnh, qua 4 năm, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều triển khai, thực hiện chậm, nhất là đối với diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng.

Xây dựng 'hành lang' cho cây quế phát triển bền vững

Những năm gần đây, quế là loại cây được nhiều nông dân trong tỉnh nói chung, huyện Nậm Pồ nói riêng lựa chọn trồng. Tuy nhiên, việc 'ồ ạt' mở rộng diện tích trồng quế sẽ khiến người dân đứng trước nguy cơ gặp nhiều rủi ro. Ðể loại cây trồng nhiều tiềm năng này phát triển bền vững, thời gian qua huyện Nậm Pồ đã tích cực vào cuộc để xây dựng một 'hành lang' với mục tiêu đưa quế trở thành cây trồng chủ lực trong xóa đói giảm nghèo.

Ðầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh

Với sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Y tế, các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhờ đó, chất lượng khám chữa bệnh ngày được nâng cao, người dân được tiếp cận với các dịch vụ có chất lượng ngay tại tuyến y tế cơ sở, nhiều kỹ thuật đã được giải quyết tại tỉnh, hạn chế tình trạng người bệnh phải chuyển tuyến trên…

Trao kinh phí hỗ trợ 4 'Mái ấm Công đoàn' cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn

Với mục tiêu giúp đỡ đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói giảm nghèo; ngày 2/8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nậm Pồ tổ chức trao kinh phí hỗ trợ xây dựng 'Mái ấm Công đoàn' cho 4 gia đình đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn tại xã Pa Tần và Nậm Tin. Nguồn quỹ hỗ trợ làm 'Mái ấm Công đoàn' do LĐLĐ tỉnh cấp.

Đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và các nhà máy điện sinh khối, chế biến sản phẩm lâm nghiệp tại Nậm Pồ

Ngày 20/7, huyện Nậm Pồ làm việc với Công ty TNHH CME BIOMASS HOLDING về đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và các nhà máy điện sinh khối, nhà máy chế biến sản phẩm lâm nghiệp khác trên địa bàn 8 xã thuộc huyện Nậm Pồ.

Bữa cơm nghĩa tình ở Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ

Cùng với việc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, vào ngày thứ 5 hàng tuần, các cán bộ, y sĩ, bác sĩ tại Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Nậm Pồ lại tất bật chuẩn bị thực phẩm để nấu và phát cơm miễn phí cho các bệnh nhân đang điều trị.

Nhân lên những hành động đẹp, việc làm ý nghĩa

Với mục đích vận động, khuyến khích cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân tích cực tham gia các hoạt động xã hội; nhân lên những hành động đẹp, việc làm ý nghĩa, từ tháng 1/2020, Ban Thường vụ Huyện ủy Nậm Pồ đã phát động phong trào 'Thêm việc tốt mỗi ngày'. Đây là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai phong trào nhằm cụ thể hóa việc học tập và làm theo Bác bằng những hành động thiết thực, cụ thể hàng ngày.

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật cho hội viên

Xác định tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội; thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Nậm Pồ đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, nhận thức về pháp luật cho cán bộ, hội viên, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Huyện Nậm Pồ (Điện Biên) kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Sau 10 năm thành lập và đi vào hoạt động (23/06/2013 - 23/06/2023), Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng.

Nậm Pồ - 10 năm, một chặng đường phấn đấu

Cách đây 10 năm, vào ngày 23/6/2013, một sự kiện chính trị quan trọng diễn ra ở vùng đất biên cương, đầy gian khó của tỉnh Điện Biên, đó là Lễ ra mắt và đi vào hoạt động của huyện Nậm Pồ.

Nhân lên những mô hình hay, cách làm sáng tạo

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh 'Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh', bằng nhiều cách làm thiết thực, hiệu quả, Đảng bộ huyện Nậm Pồ đã đưa việc học tập và làm theo Bác 'thấm sâu' vào đời sống xã hội, đặc biệt đã xuất hiện ngày càng nhiều những mô hình hay, cách làm sáng tạo, tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế... Qua đó, góp phần xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.

Quyết tâm đưa Nậm Pồ ngày càng phát triển

Huyện Nậm Pồ được thành lập theo Nghị quyết số 45/NĐ-CP ngày 25/8/2012 của Chính phủ, gồm có 15 xã với diện tích 250.790 ha và 25.517 nhân khẩu, gồm 8 dân tộc sinh sống, trong đó hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số.

Độc đáo trang phục phụ nữ Mông Hoa

Trên địa bàn huyện Nậm Pồ, dân tộc Mông chiếm đến 69,18%, có 5 nhóm (Mông Đen, Mông Đỏ, Mông Trắng, Mông Xanh, Mông Hoa), trong đó nhóm dân tộc Mông Hoa (Mông Lềnh) sinh sống chủ yếu ở các xã Nậm Tin, Chà Cang, Nà Khoa... Cùng với các nhóm Mông khác, người Mông Hoa vẫn giữ được nhiều nét phong tục tập quán độc đáo. Một trong những nét đẹp đó là việc thêu, may các bộ trang phục dân tộc phụ nữ Mông Hoa rực rỡ, đậm đà bản sắc dân tộc.

Người phụ nữ trẻ bị bỏng nặng nguy kịch

Vụ cháy lớn khiến mẹ đẻ anh Hờ A Của qua đời, còn vợ anh lâm vào cơn nguy kịch.

Phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ tại cơ sở

ĐBP - Sau hơn một năm thành lập và đi vào hoạt động, 121 tổ dân vận cơ sở tại các bản của huyện Nậm Pồ đã phát huy khá toàn diện vai trò, nhiệm vụ của mình. Tổ dân vận cơ sở đã tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; nắm chắc tình hình cơ sở, giúp các bản phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng đời sống văn hóa... Từ đó, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với cấp ủy, chính quyền các cấp.

Đặc sắc chợ phiên vùng cao Phìn Hồ

ĐBP - Có mặt tại phiên chợ Phìn Hồ, xã Phìn Hồ (huyện Nậm Pồ) buổi sớm tinh mơ, chúng tôi như được hòa mình vào không gian văn hóa truyền thống đa sắc màu của các dân tộc (Mông, Xạ Phang, Thái…). Khi mặt trời chưa ló rạng, bản mường vẫn chìm trong sương lạnh, từng dòng người, xe từ Mường Chà ngược lên, Mường Nhé xuôi về đã tấp nập, nhộn nhịp, tạo nên không khí sôi động, sầm uất. Người đến chợ cũng đủ các lứa tuổi, từ già đến trẻ, những nam thanh nữ tú xuất hiện với khuôn mặt rạng ngời, xúng xính váy áo.

Lan tỏa phong trào 'tiết kiệm 2.000 đồng mỗi ngày cho giáo dục'

Sau gần 4 tháng phát động (từ tháng 11/2022), phong trào 'Tiết kiệm 2.000 đồng mỗi ngày cho giáo dục' ở huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã thu hút gần 2.000 người tham gia nuôi gần 1.000 con lợn đất. Bước đầu phong trào đã khơi dậy tình thương, trách nhiệm giữa người với người, đồng thời tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong phong trào học và làm theo Bác từ việc nhỏ ở huyện nghèo vùng biên.

Vượt rừng chữa bệnh cho người dân

Ở vùng núi, những thầy thuốc như BS. Lò Thị Thanh Hợp phải đóng nhiều 'vai', từ tuyên truyền phòng dịch, khám chữa bệnh, đỡ đẻ, đến thăm khám ngoại trạm hay đi thôn bản...

Hiệu quả hoạt động Tổ dân vận cơ sở bản Mốc 4

ĐBP - Sau một năm đi vào hoạt động, Tổ dân vận cơ sở tại bản Mốc 4, xã Nậm Tin (huyện Nậm Pồ) do chị Trần Thị Yến, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện làm tổ trưởng đã đạt được nhiều kết quả tốt. Qua hoạt động, tổ đã đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh - trật tự cho bà con nhân dân.

Nậm Pồ cần tập trung thực hiện hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp

ĐBP - Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô tại buổi làm việc với huyện Nậm Pồ về tình hình phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN năm 2022; mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 vào chiều nay (26/12).

Trên tuyến đầu phòng chống, khắc phục thiên tai

ĐBP - Với tinh thần vì nhân dân phục vụ, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh luôn khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, xung kích trên tuyến đầu, cùng các lực lượng phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, giúp nhân dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.

Nậm Pồ giải quyết việc làm cho người lao động

ĐBP - Huyện Nậm Pồ hiện có hơn 32.700 người trong độ tuổi lao động, trong đó phần lớn lao động sản xuất nông nghiệp nên thu nhập không cao, đời sống còn nhiều khó khăn. Thời gian qua huyện Nậm Pồ đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm nhằm giúp lao động nông thôn trên địa bàn cải thiện, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Gỡ khó việc thiếu giáo viên ở Nậm Pồ

ĐBP - Năm học mới bắt đầu cũng là thời điểm câu chuyện về tình trạng thiếu giáo viên được quan tâm hơn lúc nào hết, dù đây không còn là chuyện mới. Tại huyện Nậm Pồ, các đơn vị trường học linh hoạt đưa ra những giải pháp khắc phục việc thiếu giáo viên, giúp chất lượng giáo dục và đào tạo từng bước ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn.

Dấu ấn từ một quyết định đột phá (kỳ 4)

Kỳ 4: Giải pháp cho chặng đường dàiĐBP - Dù đã đạt được kết quả ban đầu đáng mừng,'bén rễ' nhanh vào đời sống nhân dân song hoạt động của một số tổ dân vận cơ sở (DVCS) theo đánh giá của Huyện ủy Nậm Pồ là chưa phát huy tối đa năng lực, sở trường. Để duy trì và phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các tổ DVCS, tạo đà cho công tác dân vận khởi sắc, ngoài những cách làm mới, sáng tạo từ thực tiễn đời sống, Huyện ủy Nậm Pồ đã đề ra những giải pháp căn cơ, hữu hiệu, phù hợp với thực tiễn cơ sở, tạo hiệu ứng tích cực cho chặng đường tiếp theo.Kỳ 1: Phát huy vai trò 'cầu nối' ý Đảng - lòng dânKỳ 2: Hoạt động gắn với cơ sởKỳ 3: Khó khăn từ thực tiễn

Dấu ấn từ một quyết định đột phá (kỳ 3)

Kỳ 3: Khó khăn từ thực tiễnĐBP - Các tổ DVCS được Nậm Pồ xem là 'cánh tay nối dài của cấp ủy' để lắng nghe ý kiến tâm tư của dân. Dẫu vậy, đây vẫn còn là một mô hình khá mới, duy nhất có tại Nậm Pồ nên trong quá trình vận hành không tránh khỏi những hạn chế, khó khăn cần khắc phục. Nhìn lại quá trình hơn 8 tháng vừa qua, Huyện ủy Nậm Pồ cũng đã thẳng thắn nhìn nhận, chỉ ra những điểm mấu chốt đó để hoạt động của các tổ DVCS trơn tru hơn trên chặng đường tiếp theo…Kỳ 1: Phát huy vai trò 'cầu nối' ý Đảng - lòng dânKỳ 2: Hoạt động gắn với cơ sở

Nậm Pồ nỗ lực tăng tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19

ĐBP - Là địa bàn vùng cao, chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống phân tán nên cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể huyện Nậm Pồ phải rất nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tiêm vắc xin phòng Covid-19. Bằng sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ cơ sở, nhân viên y tế, tỷ lệ bao phủ vắc xin Covid-19 ở Nậm Pồ ngày càng cao.

Nậm Pồ nỗ lực tăng tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19

ĐBP - Thời gian qua, do tâm lý chủ quan khi dịch bệnh lắng xuống, nên nhiều người dân không muốn tiêm nhắc lại vắc xin phòng Covid-19. Tại một số xã vùng sâu, vùng xa của huyện tỷ lệ tiêm phòng thấp. Đến 18/8/2022, kết quả tiêm các mũi nhắc lần 1 (mũi 3) cho người từ 18 tuổi trở lên mới đạt 78,5%; tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi mới đạt 41,2%. Cấp ủy, chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị chức năng trong huyện đang ngày đêm nỗ lực với nhiều giải pháp, nhằm hoàn thành chỉ tiêu.

Cây mắc ca trên miền biên viễn

ĐBP - Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, cấp ủy, chính quyền huyện Nậm Pồ đã và đang chỉ đạo quyết liệt, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực triển khai Dự án Trồng mắc ca trên địa bàn. Đặc biệt, huyện đã phối hợp với các nhà đầu tư khẩn trương thực hiện các nội dung của Dự án; từng bước tháo gỡ những điểm nghẽn trong quá trình thực hiện, bảo đảm hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và người dân.

Tái cơ cấu nông nghiệp ở Nậm Pồ

ĐBP - Những năm qua, để tạo khởi sắc cho 'tam nông', huyện Nậm Pồ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hiệu quả, triển khai các giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp... Đặc biệt, huyện chú trọng đưa những giống mới năng suất, sản lượng cao vào sản xuất; cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái; qua đó góp phần nâng cao thu nhập của nông dân, hình thành các vùng chuyên canh trên địa bàn.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu xã hội

ĐBP - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu xã hội được xem là giải pháp quan trọng góp phần giảm nghèo bền vững; tạo việc làm, cơ hội lập nghiệp, giúp ổn định đời sống người dân. Để các lớp đào tạo nghề sát với nhu cầu xã hội, của người dân, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện Nậm Pồ chủ động phối hợp với các phòng, ban liên quan, đoàn thể các cấp và UBND các xã làm tốt công tác tuyên truyền, rà soát, thống kê nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn.

Nậm Pồ tu sửa cơ sở vật chất trước thềm năm học mới

ĐBP - Bước vào năm học 2022 - 2023, mạng lưới trường lớp trên địa bàn huyện Nậm Pồ được đầu tư kịp thời, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh trong huyện. Hiện nay, các trường đang gấp rút hoàn thành các hạng mục được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị và dọn dẹp vệ sinh nhằm chuẩn bị cơ sở vật chất tốt nhất để đón các em học sinh vào năm học mới.

Nâng cao tính chủ động phòng chống thiên tai

ĐBP - Điểm lại những đợt thiên tai xảy ra từ đầu năm đến nay, ông Nguyễn Đức Đặng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Trên địa bàn tỉnh đã chịu ảnh hưởng 13 đợt thiên tai, bao gồm các loại hình rét đậm, rét hại, dông lốc, sét, mưa đá, lũ quét, sạt lở đất. Thiên tai đã làm 7 người chết và 7 người bị thương nặng. Trong số người bị chết có 4 người bị sét đánh tại huyện Tủa Chùa và huyện Nậm Pồ; 3 người bị chết do lũ quét, sạt lở đất tại huyện Mường Chà, Tủa Chùa và Nậm Pồ. Về nhà ở, thiên tai đã làm 475 ngôi nhà bị thiệt hại, trong đó 21 nhà bị thiệt hại trên 70%. Về nông nghiệp, 884,4ha bị thiệt hại, trong đó có 804,4ha lúa.

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 379 giúp dân làm cầu sau lũ

ĐBP - Trận mưa kéo dài từ ngày 16 - 19/6 đã làm sạt lở một số điểm trên tuyến giao thông thuộc địa bàn huyện Nậm Pồ. Đặc biệt, mưa lũ đã cuốn trôi toàn bộ cây cầu bắc qua suối Nậm Đích, thuộc địa bàn bản Mới 1, xã Chà Cang, cắt đứt đường giao thông từ xã Chà Cang đi xã Nậm Tin.

Nậm Pồ đảm bảo giao thông mùa mưa lũ

ĐBP - Nậm Pồ là huyện vùng cao với địa hình nhiều đồi núi, tình trạng sụt, trượt taluy nền đường, sa bồi và ngập úng thường xuyên xảy ra trong mùa mưa. Bước vào mùa mưa năm nay, huyện Nậm Pồ chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch chi tiết, chuẩn bị các phương án để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại mưa lũ có thể gây ra, đảm bảo điều kiện thuận lợi đi lại cho người dân.

Kịp thời hỗ trợ người dân đến nơi ở mới

Với sự vào cuộc khẩn trương, chỉ sau 7 ngày, 27 hộ dân ở bản Huổi Đắp, xã Nậm Tin (Nậm Pồ, Điện Biên) đã được di chuyển ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm.

Điện Biên xuất hiện thêm nhiều cung đường bị sạt trượt, gây nguy cơ mất an toàn

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, ngày 7/6 trên địa bàn huyện đã xuất hiện thêm nhiều cung đường bị trượt, tạo ra các rãnh đứt gãy đường dài hàng chục mét và có chiều sâu độ lún trung bình từ 0,3 đến gần 1m.

Điện Biên: Cần di dời khẩn cấp người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở

Nhiều năm nay, người dân bản Huổi Toóng 1 và Huổi Toóng 2 (xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên) được cảnh báo cần phải di dời vì khu vực này nằm trong vùng sạt trượt nguy hiểm.