Những văn nghệ sĩ ngày ấy bao năm qua đã lần lượt lãng du vào cõi vĩnh hằng. Nay nhà thơ Giang Nam là người cuối cùng ra đi trong số văn nhân thi sĩ ở Nha Trang đến Phú Yên dự ngày vui của tôi cách nay gần 40 năm. Tôi xin mạn phép thay đôi chỗ trong câu thơ ở cuối bài 'Quê Hương' để tiễn ông, mong hương linh người tha thứ. 'Nay tôi yêu quê hương vì trong nắm đất/ Có một phần xương thịt của Giang Nam'.
Nhà thơ Nguyên Hồ, tên thật Hồ Công Hãn là lớp hội viên nhà văn Việt Nam đầu tiên trưởng thành từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong sáng tác, ông được coi là 'kiện tướng ca dao' suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp đến mãi sau này.
Viết về đề tài Bác Hồ, đội ngũ văn nghệ sĩ Khánh Hòa đã có nhiều tác phẩm thể hiện được tình cảm, dấu ấn riêng của người nghệ sĩ đối với Bác.
Không phải ngẫu nhiên mà những ca từ của ca khúc 'Nha Trang mùa thu lại về' của nhạc sĩ Văn Ký lại xao xuyến lòng người đến thế mỗi khi nhắc đến Nha Trang. Nha Trang, thành phố của nắng vàng, biển xanh, của những hàng cây ru mình trong gió đã có sức quyến rũ rất riêng, để mọi người từ bốn phương tìm đến.
Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung, cho đến hôm nay, giới phê bình hay bạn đọc yêu văn học đều bâng khuâng một câu hỏi: 'Sao chưa có những tiểu thuyết mang âm hưởng cuộc sống xã hội, tính cách riêng của con người nơi đây giai đoạn từ sau giải phóng tới nay?'.