Đây là ý kiến chia sẻ của nhiều đại biểu trong Đại hội III của Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) tổ chức sáng 6/7, tại Hà Nội.
Đại hội nhiệm kỳ III Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (2023-2028) thành công rực rỡ. TSKH. Hà Phúc Mịch tái đắc cử Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là một trong 4 nhiệm vụ đột phá trong nhiệm kỳ 2020-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Trong đó, chính sách hỗ trợ phát triển NNHC có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút doanh nghiệp (DN), nông dân đầu tư.
Ngày 15-9, tại điểm cầu Hà Nội, đồng chí Phạm Văn Duy - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT)) chủ trì Hội thảo đáp ứng tiêu chuẩn JAS hướng tới xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Việt Nam sang thị trường Nhật Bản bằng hình thức trực tuyến cùng các sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố.
Ngày 2/11, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) giai đoạn 2020-2030.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam khẳng định, nông nghiệp hữu cơ (NNHC) sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới, đảm bảo cung cấp cho xã hội các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe con người.
Số lượng DN sản xuất hữu cơ tính đến nay là 97, có 60 DN tham gia xuất khẩu với kim ngạch khoảng 335 triệu USD/năm. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Việt Nam được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi 180 nước trên thế giới.
Thực hiện đề án tái cơ cấu, những năm qua ngành Nông nghiệp đã và đang tập trung phát triển sản xuất theo quy trình sản xuất an toàn, hữu cơ, hình thành các chuỗi nhằm tạo đầu ra ổn định và nâng cao giá trị cho sản phẩm nông nghiệp.
Bộ NN-PTNT đang xây dựng dự thảo đề án 'Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030'. Mục tiêu của đề án đến năm 2030, Việt Nam đứng trong top 15 thế giới về nông nghiệp hữu cơ (NNHC). Đây là mục tiêu khá tham vọng và để hoàn thành cần nhiều chính sách cho NNHC và những chính sách ấy phải đến được doanh nghiệp (DN) và nông dân.