Ra mắt nhiều sách mới trong 'Tháng Ba sách Trẻ'

'Tháng Ba sách Trẻ' là chương trình định kỳ mà Nhà xuất bản Trẻ đã thực hiện trong hơn 10 năm qua. Hàng loạt sách mới ra mắt nhân tháng sinh nhật nhà xuất bản, Tháng Thanh niên, và cũng trùng với thời gian mọi người đang 'tăng tốc' sau thời gian nghỉ Tết Âm lịch.

'Hà Nội giờ này không tắc đường mới lạ'

Giáo sư Văn Tạo tuổi Bính Dần (1926-2017), quê ở làng La Tỉnh, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) giác ngộ cách mạng sớm, 21 tuổi thành người cộng sản, sau này công tác tại Ban Văn - Sử - Địa trực thuộc Ban Bí thư Trung ương. Ông là giáo sư, nhà nghiên cứu lịch sử cận đại Việt Nam.

Khu di tích Nguyễn Du tiếp nhận 150 bộ tranh tứ bình về Truyện Kiều

Ban Quản lý Khu di tích Nguyễn Du (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) được trao tặng cuốn sách 'Văn phê bình nghiên cứu lý luận ngữ văn trên Nam Phong tạp chí' do PGS.TS Nguyễn Đức Thuận chủ biên và 150 bộ tranh tứ bình về Truyện Kiều do Hội Kiều học TP Hải Phòng phối hợp với họa sỹ Nguyễn Phương và kiến trúc sư - nhà thơ Minh Trí thực hiện.

Vua triều Nguyễn đọc báo

Sau khi thực dân Pháp chiếm các tỉnh Nam Bộ, ở Sài Gòn, năm 1865, Gia Định báo ra đời.

Muôn màu cuộc sống: Trăm năm hạt muối Sa Huỳnh

Những hạt muối được kết tinh từ biển.Những phận đời diêm dân phơi mình trong nắng mang theo giấc mơ từ hạt muối giữa ruộng đồng. Qua bao biến thiên của thời cuộc, qua bao nỗi nhọc nhằn của nghề, những người con trên vùng đất cát Sa Huỳnh, Quảng Ngãi vẫn gìn giữ được nghề làm muối truyền thống như một lẽ tự nhiên để nối nghiệp cha ông nơi miền biển mặn. Họ nối nghiệp, giữ nghề không chỉ để mưu sinh mà còn để lưu lại một nét văn hóa biển vốn có tự ngàn đời, để hạt muối Sa Huỳnh luôn đọng mãi với thời gian…

Thấy gì từ những trang báo cách đây 100 năm?

Báo chí Việt Nam đang gặp nhiều thử thách về kênh phân phối lẫn cách tác nghiệp. Mô hình báo chí đa phương tiện được đề cập như một giải pháp tích cực. Thế nhưng, thị trường 'ngách' lại đòi hỏi tính chuyên sâu và tính độc đáo của từng trang báo, từng cây bút. Thử 'ôn cố tri tân' để hiểu thêm về sức sống của báo chí cách đây 100 năm, biết đâu, sự dấn thân và sự tận tụy của các bậc tiền bối sẽ mang lại nhiều gợi ý tích cực cho thế hệ nhà báo hôm nay.

Các ấn phẩm chữ Quốc ngữ cổ lần đầu được giới thiệu tới công chúng Pháp

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, vào những ngày cuối tháng 5 này, khi đến Thư viện Đại học Ngôn ngữ và Văn minh (BULAC) ở thủ đô Paris, công chúng Pháp sẽ có dịp được chiêm ngưỡng một số ấn phẩm cổ của chữ Quốc ngữ.

Phạm Duy Tốn - người của quốc văn

Phạm Duy Tốn (1883 - 1924) là một trong 'tứ kiệt Hà thành' - những trí thức tiên phong canh tân văn hóa đầu thế kỷ XX. Ông là nhà văn tài năng, tiên phong mở đường cho một nền văn học mới của đất nước và đã dùng văn chương để hoàn thiện chữ quốc ngữ.

Hoa hậu có gia thế khủng, lập kỷ lục 'thông thạo nhiều thứ tiếng nhất' là ai?

Hoa hậu này có thể sử dụng thông thạo 5 thứ tiếng, đồng thời là hậu duệ của một quan lớn thời Nguyễn.

Dương Bá Trạc - hào sảng một đời yêu nước

Dương Bá Trạc (1884 - 1944) xuất thân là nhà nho, đỗ đạt khi còn rất trẻ nhưng từ chối quan trường để dấn thân vào con đường duy tân và cứu nước đầy gian khổ hy sinh.

'Quả dưa đỏ' trong diện mạo mới

Sau gần 100 năm từ lần xuất bản đầu, tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Thuật đến với bạn đọc với minh họa của Tạ Huy Long.

Một lựa chọn thành công của Song An Hoàng Ngọc Phách

Hoàng Ngọc Phách là một trí thức tân học đầu thế kỷ XX. Ông gắn bó, tận tụy gần 40 năm với nghề giáo nhưng tiểu thuyết Tố Tâm đã đưa ông đến vị trí nhà văn mở đầu cho dòng tiểu thuyết lãng mạn hiện đại của văn học Việt Nam.

Thủy tiên đón năm mới

Mỗi năm vào dịp Tết, nhiều người lại có thói quen gọt và ngóng chờ những mầm hoa thủy tiên vươn mình mỗi ngày, kịp bung sắc vào đúng thời khắc giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết.

Một mặt khác của Hội Khai trí tiến đức

Hội Khai trí tiến đức (HKTTĐ) là tổ chức văn hóa đầu tiên ra đời bởi 'chính sách hợp tác với người bản xứ', với mục tiêu chính trị 'cai trị gián tiếp' của người Pháp.

Chàng và nàng trong Ca khúc

CHÀNG & NÀNG là 2 từ được dùng rất phổ biến trong Văn học (cổ ), ít nhất là từ đầu thế kỷ 20 trở về trước.( Trong Nam phong tạp chí, Trung bắc Tân văn, Mín cổ thời đàm, Tiểu thuyết thứ Bẩy…và ngay cả trong một số tác phẩm Tự lực văn đoàn ).Từ giữa Thế kỷ trước, 2 từ này dần được thay bằng ANH & EM.Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập CHÀNG & NÀNG trong ca khúc Tân nhạc.

Du ký Phan Quang, khó ai có được

Những năm đầu thế kỷ XX, phong trào Duy Tân được khởi xướng với tinh thần khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh, Phan Châu Trinh có khuyên mọi người nên bước ra khỏi xóm làng mình, huyện phủ của mình để biết người biết ta, không nên ru rú ở nhà với suy nghĩ chỉ có mình là nhất.

Chính trị - Xã hội Chính trị - Xã hội Trần Huy Liệu với báo chí

Trần Huy Liệu (5/11/1901-28/7/1969) là nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, nhà hoạt động cách mạng, một chính khách từng giữ các cương vị lãnh đạo trong bộ máy chính quyền nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khi còn non trẻ.

Những thay đổi địa giới, địa danh Gia Lai qua các thời kỳ

Ngày 24-5-1932, tỉnh Pleiku (Gia Lai ngày nay) chính thức được thành lập. Trải qua bao thăng trầm lịch sử trong 90 năm hình thành và phát triển, bộ mặt của tỉnh đã có sự đổi thay toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học!

Không cần phải bàn về chuyện nhờ và được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 sai đối tượng ở Hà Nội vừa qua nữa, bởi đó chỉ là trường hợp cá biệt, vi phạm nguyên tắc tiếp cận tiêm chủng công bằng và đã bị xử lý.

Cần khai mở lịch sử và văn học trung đại của người Mường Hòa Bình

Trải qua chiều dài lịch sử, người Mường nói chung, người Mường Hòa Bình nói riêng cùng cả nước Việt Nam đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Tuy nhiên đến nay lịch sử và văn học trung đại, cận đại của người Mường Hòa Bình rất mỏng (thời trung đại gần như không có gì thể hiện bằng văn bản).

Sôi động thị trường sách Tết

Những cuốn sách ý nghĩa, đặc sắc về Tết cổ truyền đã được các nhà xuất bản (NXB), đơn vị phát hành tung ra thị trường gần đây, góp phần làm không gian Tết Tân Sửu 2021 thêm đa sắc.

Có một nghĩa vụ thiêng liêng duy trì sự bất tử của tri thức

Trong tiếng Anh thế kỷ 15, dịch thuật - translation - mang một ý nghĩa thiêng liêng khác: sự di dời thánh thể hoặc thánh tích của một vị thánh đến một nơi khác. Các học giả Anh trước và trong giai đoạn Phục hưng đã coi dịch thuật từ tiếng Pháp và Latin sang tiếng Anh như một nghĩa vụ thiêng mà thông qua đó họ tác động thay đổi tới tư duy chính trị, hệ thống ngôn ngữ và tri thức xã hội.